Danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?

Danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?

Danh từ là một khái niệm căn bản trong ngữ pháp tiếng Việt. Do vậy, từ khi học tiểu học, các bạn học sinh đã được tiếp cận đến kiến thức liên quan đến danh từ. Vậy danh từ là gì? Phân loại và ví dụ cụ thể? Hãy cùng Công Decor tổng hợp qua bài viết dưới đây nhé!

Danh từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm. Đây là một loại từ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, dùng ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi lĩnh vực.  Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ lượng ở phía trước và  “này, ấy, đó” ở phía sau để trở thành cụm danh từ.

Ví dụ về danh từ là: Giáo viên, học sinh, điện thoại, máy tính, bàn ghế, con mèo, Hưng Yên, Hồ Chí Minh…..

Danh từ là gì

 Các loại danh từ

Danh từ chỉ sự vật : Danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật. Có hai loại danh từ chỉ sự vật là danh từ chung và danh từ riêng:

  • Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật nào đó như tên người, tên địa điểm, đường xá. Danh từ riêng dùng để chỉ một đối tượng duy nhất, khi nhắc đến người nghe có thể dễ dàng nhận biết ngay đó là người nào hay địa điểm nào. Ví dụ như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bắc Ninh, Hà Nội….
  • Danh từ chung là chỉ những sự vật, sự việc có tính chất bao quát, nhiều nghĩa chung. Danh từ chung được chia thành hai loại. Danh từ cụ thể là những sự vậy mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan như bàn, ghế, mưa, gió,… Danh từ trừu tượng chỉ những sự vật mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan như tinh thần, tâm lý,…

Danh từ chỉ đơn vị: là những từ chỉ khối lượng, số lượng của một sự vậy, con vật nào đó. Ví dụ: sợi, mảnh, bó…

Danh từ chỉ thời gian: giờ, phút, giây, tích tắc, tuần, tháng, năm, buổi….

Danh từ cho đơn vị tính: là các từ xác định trọng lượng, khối lượng, kích thước và có độ chính xác tuyệt đối như Km, tấn, tạ, gram, lít,

Danh từ chỉ tổ chức: chỉ các đơn vị hành chính hay tên của một tổ chức nào đó như quận, huyện, xã, thôn, làng…

Danh từ chỉ khái niệm: là các danh từ có ý nghĩa trừu tượng, không trực tiếp mô tả một sự vật, sự việc cụ thể  như thói quen, đạo lý, phương châm, niềm vui hay nỗi buồn,… Đây là những khái niệm mà con người không thể cảm nhận được trực tiếp qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác…

Danh từ chỉ hiện tượng: là những cái xảy ra trong cuộc sống do tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong không gian hoặc thời gian mà ta có thể cảm nhận được, biết được. Ví dụ như hiện tượng tự nhiên: sấm, chớp, mưa, bão… Hiện tượng xã hội như dân số,  đói nghèo, chiến tranh

Chức năng của danh từ

  • Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, từ chỉ định ở phía sau để lập thành cụm danh từ. Ví dụ ‘2 con vịt” trong đó 2 là bổ ngữ cho danh từ “ con gà”
  • Danh từ có thể sử dụng làm chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc là tân ngữ cho ngoại động từ
  • Danh từ làm chủ ngữ: Mẹ tôi đang ăn tối  (Mẹ tôi là danh từ có chức năng làm chủ ngữ)
  • Danh từ làm vị ngữ: Bố tôi là bác sĩ (Bác sĩ là danh từ làm vị ngữ)
  • Danh từ làm tân ngữ: Anh tôi đang lái xe ô tô ( Ô tô là danh từ làm tân ngữ, bổ trợ cho động từ “lái”)
  • Sự kết hợp giữa danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc sẽ tạo thành cụm danh từ. Trong đó, các phụ ngữ đứng ở phía trước bổ sung cho danh từ.

Nguyên tắc của danh từ

Với các danh từ chỉ tên người, tên địa điểm, những ký tự đầu sẽ được viết hoa để nhận biết danh từ riêng.Ví dụ như: Việt Nam, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cầu Giấy,…

Với danh từ riêng là từ mượn thì thường được  phiên âm sang tiếng việt bằng cách sử dụng dấu gạch. Ví dụ như Vắc-xin

Bài tập vận dụng

Bài 1: Chỉ ra 5 danh từ

  • Danh từ chỉ sự vật: cái cốc, cái bàn, xe máy, cái tủ
  • Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, gió, bão, sấm, chớp
  • Danh từ chỉ khái niệm: tinh thần, sức khỏe, báo cáo, bệnh án,
  • Danh từ chỉ người: Lan, Vân, Tom
  • Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, cái, tiếng, cánh, bó,

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Quanh đi đến phố hàng Da,

Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.

Phồn hoa thứ nhất Long Thành,

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

Danh từ chung là: phố, phường phố, đường, bàn cờ, người, cảnh, bút hoa, thơ,

Danh từ riêng bao gồm : Hàng da, Long thành,

Bài 3: Đặt câu với những danh từ sau đây: Điện thoại, dòng sông, Hồ Chí Minh

  • Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam
  • Điện thoại là một phát minh rất vĩ đại của con người
  • Dòng sông Hương mang nét đẹp thơ mộng, trữ tình.

Trên đây là bài viết tổng hợp kiến thức về danh từ. Hi vọng đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Hãy theo dõi website Công Decor để có thêm nhiều bài viết nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *