Lạm phát (Inflation) là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát
Tóm tắt nội dung bài viết
Trong một nền kinh tế, lạm phát là điều mà bất cứ nhà quản lý nào đều không mong muốn xảy ra. Nó có thể tác động và ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế của đất nước. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát
Lạm phát tiếng anh là inflation là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó.
Khi giá cả đồng loạt tăng, điều đó có nghĩa là cùng một khoản tiền đó ta sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với giai đoạn trước. Trái ngược với lạm phát là giảm phát, xảy ra khi giá giảm và sức mua tăng.
Ví dụ: Vào năm 2020, một tô phở có giá là 30,000 đồng nhưng đến năm 2022, giá của một tô phở là 45,000 đồng. Lúc này, lạm phát đã xảy ra.
Lạm phát được tính bằng tỷ lệ phần trăm và được chia thành 3 cấp độ như sau:
- Lạm phát tự nhiên (từ 0 đến dưới 10%): Đời sống và hoạt động kinh tế vẫn diễn ra một cách ổn định, bình thường, ít rủi ro
- Lạm phát phi mã (từ 10% đến 1000%): Đồng tiền bị mất giá nghiêm tục, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế và thị trường tài chính. Người dân sẽ đi gom hàng và tìm đến các hình thức đầu tư ít có sự biến động. Xu hướng của người dân lúc này là tích trữ vàng, bất động sản, hàng hóa, thậm chí cho vay với lãi suất cao
- Siêu lạm phát (Trên 1000%): Giá cả tăng vọt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tình hình kinh tế. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng, cần rất nhiều thời gian để quy lại trạng thái ban đầu.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên “cầu kéo” và “chi phí đẩy” được coi là hai nguyên nhân chính.
Lạm phát do cầu kéo (Demand -pull inflation)
Lạm phát do cầu kéo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Lạm phát do cầu kéo có nghĩa là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó kéo theo giá của của các mặt hàng khác cũng tăng theo.
Sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) dẫn đến lạm phát được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. Khi nhu cầu của một mặt hàng tăng lên dẫn đến giá cả của hàng hóa tăng theo. Đồng thời, các mặt hàng khác cũng có giá leo thang.
Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng dẫn đến các nguyên liệu đầu vào như giá cước xe khách, xe taxi, vật liệu xây dựng hay thức ăn chăn nuôi đồng thời tăng.
Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation)
Lạm phát có thể xảy ra do một số chi phí đồng loạt tăng. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế, tiền lương cho nhân viên,… Khi giá cả của một hoặc một vài yếu tố tăng lên dẫn đến chi phí để sản xuất cũng thăng theo. Do vậy, để bào toàn lợi nhuận của doanh nghiệp, giá thành của sản phẩm tăng. Sự tăng lên về giá sản phẩm trong trường hợp này gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”
Lạm phát do cơ cấu
Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp đó cũng tăng lên. Do vậy, tiền công danh nghĩa của người lao động cũng tăng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mức lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng, doanh nghiệp không thể tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Khi doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo mức lợi nhuận thì buộc giá thành của sản phẩm phải tăng lên. Điều này gây lên áp lực cho nền kinh tế và dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu nhiều hơn tổng cung. Sản phẩm được đẩy mạnh để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu khiến cho lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường nội địa giảm mạnh. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Đối với các hàng hóa nhập khẩu đều có thuế nhập khẩu. Khi nhập khẩu hàng hóa, thuế nhập khẩu tăng dẫn đến giá thành của hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên. Khi mức giá chung của sản phẩm, dịch vụ tăng mạnh sẽ hình thành lạm phát
Lạm phát do tiền tệ
Khi ngân hàng trung ương đẩy mạnh in nhiều tiền hoặc mua thêm ngoại tệ dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nước nhiều, làm cho nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ cũng tăng cao.
Tác động của lạm phát đến kinh tế
Lạm phát đi qua có tác động mạnh đến nền kinh tế. Lạm phát có tác động theo cả hai chiều bao gồm tích cực và tiêu cực
Tác động tích cực đối với nền kinh tế
Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải, với các nước phát triển tỷ lệ lạm phát dao động từ 2-5%, với các nước đang phát triển tỷ lệ lạm phát dao động dưới 10%, sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế:
- Đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng của người dân, vay nợ, đầu tư và giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội
- Chính phủ có khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội
Tác động tiêu cực
Nếu tỷ lệ lạm phát vượt mức dự tính sẽ gây ra tác hại rất lớn cho nền kinh tế.
- Đồng tiền bị giảm giá trị
Ki lạm phát xảy ra, đồng tiền bị mất giá trị. Sức mua đến từ nguồn tiền đó cũng sẽ giảm đi. Điều đó có nghĩa này, với số tiền đó bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước kia
- Ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
Giá thành của sản phẩm tăng dẫn đến chi phí sản xuất sản phẩm cũng tăng vọt. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất và sự giảm sút trong quy mô. Chi phí sản xuất tăng trong khi doanh thu sụt giảm sẽ dẫn đến tình hình của doanh nghiệp không tốt. Các nhà đầu tư đứng trước tình hình này sẽ không rót vốn để đầu tư. Kết quả dẫn đến hiệu ứng domino ảnh hướng trầm trọng cho nền kinh tế
- Gây rối loạn cho nền kinh tế xã hội
Khi lạm phát xảy ra, người dân có tâm lý sợ hãi giữ tiền bởi tiền lúc này bị giảm giá trị. Người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, tích trữ vàng gây ra mất cân bằng thị trường, ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế xã hội.
Có thể bạn chưa biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng chỉ số CPI
Các biện pháp kiểm soát tình hình lạm phát
Để có thể kiểm soát được nền kinh tế, có một số phương án để kiềm chế lạm phát được áp dụng như sau:
– Giảm bớt lượng tiền lưu trong trong nền kinh tế
- Ngừng phát hành tiền để giảm lượng tiền đưa vào lưu thông
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi
- Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho ngân hàng thương mại
- Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho ngân hàng thương mại
- Giảm chi ngân sách
- Tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu của cá nhân
– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông
- Giảm thuế cho doanh nghiệp, cho cá nhân
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Thực hiện các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
– Đi vay hay nhận viện trợ từ nước ngoài
– Chính sách cải cách tiền tệ
Lạm phát không chỉ có tác động đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Do vậy, chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ lạm phát để hạn chế những rủi ro không đáng có xảy đến. Hi vọng bài viết trên đây của Công Decor đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website của Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!
Tôi là Chu Thị Trang tôi là một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Tôi có 6 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo online nổi tiếng như dân trí, vn express, kênh 14…. Tôi chuyên viết về những vấn đề kinh tế xã hội, đời sống, trang trí nhà cửa.
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th7
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th7
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th7
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th7