Từ trường là gì? tính chất và cách nhận biết? quy tắc nắm bàn tay phải là gì?
Tóm tắt nội dung bài viết
Trong chương trình Vật lý trung học cơ sở, chúng ta đã biết đến khái niệm từ trường và quy tắc nắm bàn tay phải. Trong bài viết này, cùng Công Decor đi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan như “Từ trường là gì? Tính chất của từ trường? Quy tắc nắm bàn tay phải là gì?”. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Từ trường là gì?
Khái niệm
Để hiểu về khái niệm từ trường, chúng ta sẽ đi từ những ví dụ thực tiễn trong cuộc sống để mình có được hình dung dễ dàng nhất:
- Hai nam châm hút nhau khi chúng được đặt trong vùng từ trường của nhau
- Tương tác giữa hai dòng điện song song chiều chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau
- Lực từ tác dụng xuyên qua không gian
Như vậy chúng ta có thể hiểu, từ trường chính là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện có sự chuyển động.
Cách nhận biết từ trường
Để nhận biết từ trường có đang tồn tại hay không, người ta sử dụng kim nam châm để xác định.
- Kim nam châm ở trạng thái cân bằng theo hướng N – B thì môi trường đó có từ trường
Tính chất của từ trường
- Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện trong từ trường đó.
Ứng dụng của từ trường
Chúng ta có thể dễ dàng kể tên những loại máy móc hoạt động nhờ ứng dụng tính chất của từ trường như sau:
- Máy điện quay: máy phát điện, động cơ điện và một số loại máy móc tương tự
- Máy điện tĩnh: máy biến áp (biến thế) các loại, tụ điện,…
- Các dụng cụ ứng dụng lực hút sắt của từ trường: nam châm điện trong các cần cẩu sắt thép, các cuộn dây rơ le, cuộn dây đóng mở các van điện từ… và một số dụng cụ tương tự
- Các dụng cụ đo đạc và thăm dò tín hiệu và phát tín hiệu dùng từ trường: Phải kể đến như micro, loa: dò và phát âm thanh, các bộ cảm biến đo độ rung, độ chấn động, còi điện, chuông báo nước,…
- Các ứng dụng sử dụng lực đẩy và lực cản của từ trường với các vật chuyển động: đệm từ trường trong xe lửa cao tốc, bộ cản dịu trong các đồng hồ đo đạc…
- Khi tần số của cảm ứng từ tăng lên đến mức nào đó, nó sẽ có thể phát ra ăng ten thành các sóng điện từ. Từ các sóng điện từ này, chúng ta có Radio, TV, điện thoại di động…
- Ngoài ra từ trường còn được ứng dụng trong rất nhiều thiết bị Y Tế có ý nghĩa lớn.
Phân biệt từ trường với điện trường
- Điện trường được hiểu là một mô hình tưởng tượng trong điện từ học để mô tả môi trường vật chất đặc biệt bao quanh các điện tích. Điện trường sẽ tác dụng lực lên tất cả các hạt mang điện tích đặt lên nó, được gọi là lực điện.
- Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hay hình thành so dự biến thiên của điện trường.
=> Từ đó, ta thấy, điện trường biến thiên sinh ra từ trường, và ngược lại, từ trường biến thiên sinh ra điện trường. Xét về bản chất, điện trường cùng với từ trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống nhất – gọi là điện từ trường.
Các khái niệm liên quan đến từ trường
Đường sức từ
Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.
Ta có quy ước chiều của đường sức từ theo hướng: Đi ra từ cực Bắc – Đi vào từ cực Nam của thanh Nam Châm tại một điểm bất kì nào đó.
Cảm ứng từ
Cảm ứng từ là một đại lượng vật lý đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng của lực từ. Nói một cách khác, cảm ứng từ là đại lượng diễn tả độ lớn của từ trường. Đơn vị của cảm ứng từ chính là Tesla (T).
Véc tơ cảm ứng từ có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó thì có chiều hướng từ cực nam sang cực bắc của nam châm đặt lên nó.
Từ trường đều
Từ trường có điểm chung là đặc tính có đường sức từ song song, cùng chiều với nhau và có khoảng cách đều nhau. Do đó, độ lớn của cảm ứng từ trong từ trường đều là bằng nhau ở mọi điểm.
Quy tắc bàn tay phải
- Tên gọi đầy đủ: Quy tắc nắm bàn tay phải – một quy tắc phổ biến trong vật lý
- Ứng dụng: dùng để nhận biết các quy ước ký hiệu vectơ trong 3 chiều
- Quy tắc: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th8
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th8
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th8
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th8