Hòa Thượng Thích Quảng Đức là ai ? Tiểu sử và Ý Nghĩa
Tóm tắt nội dung bài viết
Hòa Thượng Thích Quảng Đức – người đã thực hiện tâm nguyện tự thiêu để bảo vệ nền Phật giáo của nước nhà trước nguy cơ diệt vong, đã trở thành một nhân vật lịch sử với tâm đức cao cả. Cho đến ngày hôm nay, sự kiện tự thiêu của Ngài cũng sự kỳ bí về trái tim xá lợi hai lần không cháy vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong bài viết này, cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết về tiểu sử cũng như ý nghĩa của cuộc đời Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Mời bạn đọc theo dõi!
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Quảng Đức
Thời kỳ niên thiếu
Hòa Thượng Thích Quảng Đức sinh năm 1897 tại tỉnh Khánh Hòa. Ngài có pháp hiệu là Quảng Đức. Ngay từ năm 7 tuổi, Ngài đã xuất gia tu tập theo đạo Phật. Năm 15 tuổi Ngài thọ giới Sa Di. Tiếp đến, vào dấu mốc năm 20 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Khưu. Sau đó 3 năm, Hòa Thượng Thích Quảng Đức tu tập tại núi Ninh Hòa. Về sau, Ngài về nhập thất tại chùa Thiên n (Nha Trang).
Những dấu mốc thời kỳ niên thiếu cho thấy Ngài là người chọn theo đạo Phật từ rất sớm và có nhiều công sức, tâm huyết để tu tập theo giáo pháp nhà Phật.
Thời kỳ trung niên
Vào thời kỳ trung niên, Hòa Thượng Thích Quảng Đức giữ chức Kiểm Trăng tại Giáo Hội Tăng Già Trung Việt. Suốt quá trình làm việc cống hiến, Ngài đã tạo dựng và trùng tu được 14 ngôi chùa dọc trên mảnh đất miền Trung nhiều nắng gió.
Từ năm 1943, Ngài bắt đầu hành trình đi hóa đạo của mình đến các vùng đất Nam Bộ như Sài Gòn, Bà Rịa, Nam Vang,.. Đồng thời, trong thời gian này, Ngài cũng bắt đầu nghiên cứu và học tập chữ Bali. Suốt 20 năm hành đạo trên đất Nam Kỳ, Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã góp công sức của mình tạo lập và trùng tu tất cả 17 ngôi chùa tại Nam Bộ, ngôi chùa lớn nhất là ngôi chùa Long Vĩnh. Vì vậy, người đời vẫn còn có tên gọi khác cho vị Hòa Thượng nhiều tâm đức này – đó là Hòa thượng Long Vĩnh.
Thời kỳ lão thành
Năm 1953, Ngài được đứng trên cương vị mới đó là Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. Cũng trong thời gian này, Ngài là vị sư chủ trù tại chùa Phước Hòa. 10 năm sau, tức năm 1963, khi chứng kiến sự đàn áp vô lối của chính quyền Ngô Đình Diệm với nền Phật giáo nước nhà, Ngài đã tự thiêu vì đạo và dấy lên ngòi nổ đòi lại sự trong sạch và tôn kính đối với tôn giáo nước nhà.
Thời kỳ viên tịch
Ngày 11/6/1963, sau khi lễ cầu siêu tại chùa Phật Bửu được hoàn thành, tất cả các tăng ni của chùa diễu hành trên các phố, giương cao khẩu hiệu đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải chấm dứt chính sách kỳ thị tôn giáo.
Khi đoàn đi đến ngã tư Phan Đình Phùng, Hòa Thượng Thích Quảng Đại bước từ trên xe xuống, Ngài ngồi tại ngay ngã tư và châm lửa tự thiêu chính mình. Ngọn lửa bùng cháy trên toàn thân, nhưng tư thế của ngài vẫn thẳng lưng, ngồi kiết già thanh cao. Sau đó vị Hòa thượng gật đầu 3 lần để nói lời từ biệt với các tăng ni và thân hình đổ xuống cùng ánh lửa thiêu đốt như tiếng nói phản kháng đanh thép trời xanh trước tội ác và sự bất nhân của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vì đạo
Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, Phật giáo đứng trước thực cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trước chính sách xâm thực văn hóa đầy bạo động. Đây là thời kỳ đạo Phật bị đàn áp, cấm đoán đến cùng đường. Gần như tất cả các hoạt động của tăng, ni, Phật đều bị cấm đoán: cấm không được treo cờ Phật giáo, cấm tổ chức các sự kiện Phật giáo nơi công cộng, chùa chiền bị cướp bóc, tấn công,… và phẫn nộ nhất là vụ tàn sát Phật giáo ở Huế trong chính ngày Lễ Phật Đản khiến cho 8 Phật tử thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Đứng trước thái độ hách dịch và một loạt những chính sách vô lý của chính quyền Ngô Đình Diệm, thầy Thích Quảng Đức đã soạn “Đơn tự thiêu” với năm nguyện vọng Phật giáo và dấy lên tiếng nói đòi quyền tự do tôn giáo của Phật giáo Việt Nam.
Trong đơn tâm nguyện, Ngài viết: “Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong…nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo”.
“Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.
Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác
Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ai từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.”
Và đúng trưa ngày 11/6/1963, Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã ngồi tĩnh tọa trên đường nhựa nóng trước đại lộ Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt (ngày nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – đường Cách Mạng Tháng Tám), kiết ấn tam muội, tay lần tràng hạt và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và tự thiêu mình bằng xăng. Mọi người chứng kiến cảnh tượng vị Thầy đức độ của mình ra đi không thể không thương tiếc, nhưng dáng vẻ của Ngài chưa một giây phút nào bộc lộ vẻ đau đớn. Ngài ngồi thanh cao, an nhiên tựa pho tượng đồng trong suốt gần 15 phút tự thiêu.
3. Trái tim xá lợi của Hòa Thượng Thích Quảng Đại
Sau khi tự thiêu, thi thể của Hòa Thượng Thích Quảng Đại được đem hỏa táng lại tại chùa Xá Lợi. Tuy nhiên, dưới sức nóng trong lò hỏa táng gần 4000 độ C nhưng trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, không hề bị thiêu cháy. Đó cũng chính là trái tim xá lợi mà vị Thầy đầy tâm đức đã để lại cho cuộc đời, như thành quả tu hành cả đời của Ngài.
Sau sự hy sinh đầy dũng cảm của Hòa Thượng Thích Quảng Đại, Ngài đã được Hội Đồng Lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt nam suy tôn ngài làm Bồ Tát. Và câu chuyện trái tim xá lợi của vị Bồ Tát Thích Quảng Đại hoàn toàn có thật. Hiện nay, trái tim xá lợi đang được lưu giữa tại Việt Nam Quốc Tự.
Trái tim bất tử của Hòa Thượng Thích Quảng Đại chính là biểu tượng cao quý nhất cho lòng dũng cảm, hy sinh và phép nhiệm màu của Phật giáo. Đồng thời, hành động tự thiêu đầy dũng cảm của Ngài đã châm ngòi cho ngọn lửa đấu tranh lật đổ chính quyền thối nát, bất nhân đương thời, giải thoát đất nước khỏi ách thống trị bạo lực và mở lại đường phát triển cho Phật giáo nước nhà.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về cuộc đời cũng như những cống hiến của Hòa Thượng Thích Quảng Đại dành cho người dân Việt Nam và nền Phật giáo nước nhà. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết!
Tôi là Phạm Thế Công là chủ của cửa hàng Công Decor có địa chỉ tại số 5 Đê Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Hà Nội. sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sinh ngày 14/10/1989. Tôi có niềm đam mê đặc biệt với các món đồ trang trí, các sản phẩm decor độc đáo trong nhà. Chính vì lẽ đó, Tôi càng say mê tìm hiểu sâu hơn về decor nhà cửa, các sản phẩm decor cũng như thiết kế nhà cửa.
Bài viết liên quan
Mặt vuông là gì? Kiểu kính và kiểu tóc phù hợp nhất với dáng mặt vuông
Dáng mặt vuông là một dáng khuôn mặt khá phổ biến ở người Việt Nam [...]
Th3
Lá The Chariot nói lên thông điệp gì?
Lá The Chariot nói về điều gì trong công việcTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th3
Giải mã ý nghĩa lá bài The Tower trong tarot
Giải mã ý nghĩa lá bài The Tower trong tarotTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th3
Top 5 lưu ý xem bài tarot bạn cần nắm trước
Top 5 lưu ý xem bài tarot bạn cần nắm trước hướng dẫn xem bài [...]
Th3
Những điều cấm kỵ trong Tarot – Tuyệt đối cần tránh
Những điều cấm kỵ trong Tarot cần tuyệt đối tránhTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th3
Cách đặt câu hỏi (nên và không nên) khi xem bài Tarot
Cách đặt câu hỏi (nên và không nên) khi xem bài TarotTóm tắt nội dung [...]
Th3