Bản ngã là gì ? Làm thế nào để vượt qua bản ngã

Bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã để tự phát triển bản thân

Bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã để tự phát triển bản thân

Trong Bát Chánh Đạo, Đức Phật có chánh niệm, tức chúng ta cần thấu suốt quan niệm về bản chất cuộc đời qua 3 từ: Khổ, Vô thường, Vô ngã. Trong đó tính chất thứ 3 là vô ngã, tức không có cái gì là của tôi, thuộc về tôi, do tôi. Bởi đến cơ thể của bạn cũng không thuộc về bạn, vì bạn có làm chủ, có ngăn cản được bệnh tật, ốm đau, hay sự già đi của chính cơ thể mình không? Do đó, vô ngã là một tính chất vô cùng quan trọng mà chúng ta cần nhận thức. Ngược với vô ngã là bản ngã. Vậy bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã để tự phát triển bản thân? Cùng Công Decor trả lời những câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bản ngã là gì?

Theo phiên âm tiếng Hán Việt, “bàn ngã” có nghĩa là chính bản thân tôi, tức là nói đến những gì cá nhân, thuộc về bản thân của mỗi người. Hiểu một cách đơn giản, bản ngã muốn đề cập đến phần tính cách, nét cá tính riêng biệt của từng cá nhân. Đó cũng chính là “cái tôi” mà mọi người thường đề cập đến.
Trong thế giới hiện đại, chúng ta luôn đề cao bản ngã, “cái tôi” như một phần bản sắc cá nhân, làm nên sự riêng biệt của mỗi người, mỗi cuộc đời. Có câu nói nổi tiếng rằng: “Bạn sinh ra là một bản thể, đừng sống như một bản sao”. Bởi chúng ta thường quan niệm rằng, mỗi người đều có những nét cá tính riêng, những tài năng riêng, những thiên hướng khác nhau, vì vậy chỉ cần sống để khám phá và phát huy tối đa những thiên hướng tiềm năng của bản thân, vậy là đã thực sự làm nên một cuộc đời ý nghĩa.

Bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã để tự phát triển bản thân
Bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã để tự phát triển bản thân

Tuy nhiên, trong quan niệm của Phật giáo, đặc biệt là đạo Phật nguyên thủy (Nam Tông), quan niệm về bản ngã lại khác. Phật giáo quan niệm tính chất của cuộc đời này là Vô ngã chứ không có sự tồn tại của bản ngã. Bởi tất cả mọi thứ không thứ gì thuộc về một cá nhân riêng lẻ hết. Cái mà chúng ta thường hiểu lầm là “bản ngã” thực chất được cấu thành từ phần thân thể là Sắc và phần tâm thức là Danh, và chúng cũng không thuộc về bất cứ ai, bất cứ “tôi” nào cả, vì nó thay đổi và vận động nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bát chánh đạo là gì? gồm những gì ? ứng dụng bát chánh đạo trong cuộc sống

Vậy tại sao Phật giáo lại có quan điểm này? Bởi trong quá trình tu tập, nếu chúng ta giữ bản ngã lớn, tức chúng ta chấp vào địa vị, danh vọng, của cải. Chấp rằng của cải này là của tôi, thân thể nào là của tôi, niềm tin này là của tôi, như vậy chúng ta thường chấp thân và chấp tâm này là của ta. Khi đó chúng ta thường nảy sinh cảm giác tham lam, muốn làm cho cái của mình nhiều lên, giàu hơn, đẹp hơn, và dẫn đến sự sân hận, sợ hãi, và ngu si. Đó chính là mầm của khổ đau, phiền não, kéo con người xuống bờ vực của nghiệp ác. Do vậy Đạo Phật hướng con người đến lẽ sống Vô ngã, không gì là của tôi cả, để chung dung sống vui vẻ, biết buông bỏ tham – sân – si vì một cuộc sống tâm an, thân lạc.

Mỗi chúng ta đứng ở trên những góc độ khác nhau, có thể đồng ý hoặc không đồng tính với những quan điểm khác nhau về Bản ngã. Theo hướng suy nghĩ nào không quan trọng, quan trọng nhất, ta phải nhận thức được mình cần phải học hỏi, lắng nghe và phát triển bản thân hoàn thiện mỗi ngày. Khi đó dù là bản ngã hay vô ngã, bạn vẫn sống trọn vẹn.

Cơ chế hoạt động của bản ngã

Theo các nghiên cứu, bản ngã cũng sở hữu cơ chế hoạt động riêng gồm 3 bước: Kiểm soát – Xây dựng và duy trì – Phản chiếu. Chúng ta cùng đi làm rõ từng bước trong chu trình hoạt động này nhé:

Kiểm soát: bản ngã sẽ tự đồng hóa tất cả những gì thuộc về bạn, liên quan đến bạn, nằm trong tầm kiểm soát của bạn là của bạn.

Ví dụ: bạn suy nghĩ và tin rằng bạn có thể điều khiển cơ thể của bạn, vì vậy cơ thể này là của bạn, tương tự suy nghĩ và tư duy cũng là của bạn. Hoặc khi bạn điều hành một công ty, bản ngã sẽ kiểm soát và ấn định trong bạn một suy nghĩ rằng, công ty này cũng là của bạn, bạn là một phần của nó.

Xây dựng và duy trì: một khi những gì đã được bản ngã kiểm soát ở bước 1, chắc chắn sau một thời gian nó sẽ có xu hướng muốn bồi đắp và mở rộng nó. Đó là lý do vì sao khi chúng ta sở hữu một khối lượng tài sản nhất định, chúng ta luôn có mong muốn kiếm được nhiều hơn những gì mình đang có, tương tự đối với các khía cạnh tình cảm, địa vị,..

Phản chiếu: cơ chế này hoạt động theo quy tắc dễ hiểu, như việc chúng ta không thể nhìn thấy gương mặt của chúng ta nếu không có một tấm gương phản chiếu, tương tự, bản ngã cũng vậy. Chúng cũng không thể tự phản chiếu, đánh giá chính mình mà cần một sự phản chiếu từ cá thể khác Vì vậy trong mỗi người chúng ta, sẽ luôn lấy bản ngã của người khác để phản chiếu và nhận thức về bản ngã của chính mình.

Có thể bạn chưa được biết: Luật nhân quả là gì? những câu chuyện và câu nói hay về 12 luật nhân quả trong cuộc đời

Ví dụ: Bạn được tấm ảnh đẹp, và bản ngã của bạn đánh giá là nó rất đẹp, vì vậy bạn đem đăng trên mạng xã hội để mong muốn nhận được sự phản chiếu đúng theo cái mà bản ngã mình cảm nhận. Khi bức ảnh đó được nhiều người nhận xét đẹp thì bạn cảm thấy mình chân thực hơn, một sự phản chiếu đồng thuận với bản ngã. Ngược lại khi bức ảnh đó bị chê, thì bạn sẽ cảm thấy không vui, thấy xấu hổ, một sự phản chiếu nghịch chiều với bản ngã.

Làm thế nào để vượt qua bản ngã và phát triển chính bản thân mình?

Làm thế nào để vượt qua bản ngã và phát triển chính bản thân mình? Chắc chắn đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm kiếm giải pháp hữu hiệu, để kiểm soát được bản ngã, hạn chế những tiếng nói mù quáng của cá nhân. Sau đó, Công Decor sẽ đề xuất tới bạn 5 cách hữu hiệu nhất để bạn nhận thức và tự kiểm soát bản ngã của chính bản thân mình:

Thứ nhất, học cách nhìn nhận những cảm xúc nảy sinh như nó vốn đang tồn tại một cách tự nhiên. Để thay đổi một thứ gì đó, điều đầu tiên chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của nó, điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề chính xác và có được cách thức giải quyết đúng đắn sau đó.

Thứ hai, hướng tới sự tập trung vào hiện tại. Đúng, quá khứ là những điều đã xảy ra, dù ta xấu hổ, ta ích kỷ hay tham lam thế nào thì đó cũng là những gì đã diễn ra trong chúng ta, không thể thay đổi. Tương lai, lo lắng hay bồn chồn đến mấy cũng không giải quyết được vấn đề gì vì nó chưa đến. Chỉ có sống trọn vẹn ở hiện tại mới có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề của bạn.

Thứ ba, ngừng so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, câu chuyện của mỗi chúng ta đều khác nhau, vì vậy kết cục chắc chắn không thể y như nhau được. Do đó, hiện tại cái tôi của bạn quá mạnh, không sao hết, mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn nhận thức được vấn đề của bản thân và tập trung giải quyết vấn đề đó của mình, đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ, nói, đánh giá về bạn.

Thứ tư, cố gắng hết sức có thể với những mục tiêu của mình. Có thể tiếng nói của bản ngã bên trong sẽ chi phối rất nhiều, làm bạn nghi ngờ, đắn đo với những gì bạn chọn làm. Nhưng hãy tin tôi đi, bạn sẽ không nghe thấy tiếng nói đó nữa, nếu biết cố gắng hết sức cho những gì đang làm. Bạn chính là người tạo nên, thay đổi số phận của chính mình.

Thứ năm, thiền là phương pháp tĩnh tâm để chữa lành và vượt qua năng lượng tiêu cực của bản ngã rất tốt. Những giây phút tĩnh lặng sẽ giúp tâm bạn định, trí bạn sáng để có thể lắng nghe những điều tốt đẹp và gạn lọc những điều không hay trong suy nghĩ và tâm trí của mình.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết và cụ thể của Công Decor về bản ngã và cách chúng ta vượt qua bản ngã của chính mình để trở thành phiên bản tốt nhất trong cuộc sống. Chúc bạn đọc thành công và hạnh phúc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *