Chi phí cơ hội là gì? Hướng dẫn cách xác định và tính chi phí cơ hội
Tóm tắt nội dung bài viết
Việc hiểu được định nghĩa và quy luật của chi phí cơ hội sẽ giúp nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp có được quyết định đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là gì? Hướng dẫn cách xác định và tính chi phí cơ hội. Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội (Tiếng anh là Opportunity Cost) là giá trị mất đi khi ta lựa chọn một phương án khác.
Công thức tính chi phí cơ hội là lấy lợi nhuận của phương án tốt nhất trừ đi lợi nhuận của phương án mình đã chọn
Chi phí cơ hội không chỉ được tính bằng tiền mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như thời gian, công sức và các nguồn lực khác. Việc đánh giá chi phí cơ hội là cơ sở để đánh giá chính xác chi phí thực tế của bất cứ hoạt động nào.
Chi phí cơ hội thường được thể hiện dưới dạng giá trị tương đối, có nghĩa là giá trị của một lựa chọn nào đó.
Công thức: OC = FO – CO
Trong đó: OC (Opportunity Cost): Chi phí cơ hội
FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận phương án tốt nhất
CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của phương án đã chọn (CO)
Ví dụ 1: Lương làm thêm của bạn là 40 000 đồng/giờ. Nhưng bạn đã dành 2 tiếng để đi xem phim với bạn, vé xem phim là 50.000 đồng. Vậy chi phí cơ hội của bạn trong trường hợp này được tính như sau:
OC = FO – CO = 40.000 x 2 – 50.000 = 30.000 đồng.
Ví dụ 2: Bạn nhận được một suất học bổng đi du học ở Úc, chi phí cơ hội bạn phải đổi ở đây là thời gian và tiền bạc. Nhưng nếu bạn không quyết định đi thì chi phí cơ hội của bạn là cơ hội để phát triển tương lai
Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội
Bất cứ phương án nào cũng sẽ có ưu nhược điểm. Hiểu rõ được điều này sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất và tối ưu nhất.
Ưu điểm của chi phí cơ hội
- Nhận thức được rõ cơ hội bị mất: Bạn có thể nhận thức được rõ những giá trị sẽ mất khi đưa ra một phương án nào đó. Do vậy, khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, bạn nên cẩn thận và bình tĩnh để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Việc này sẽ giúp bạn nhận được nhiều lợi ích hơn.
- So sánh được chi phí cơ hội: Với việc đánh giá và phân tích được chi phí cơ hội, so sánh giá trị và lợi ích của từng phương án. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn nào mang đến nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.
Nhược điểm của chi phí cơ hội
Tính toán chi phí cơ hội là một công cụ hữu ích cho việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, công cụ này cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm.
- Mất nhiều thời gian để tính toán: Với mỗi lựa chọn, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chậm trễ đưa ra quyết định có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội. Bởi tùy thuộc vào tính chất của công việc, bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng và quyết đoán. Nên việc đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng là một việc rất quan trọng.
- Không được hạch toán: Chi phí cơ hội là những chi phí vô hình nên không được hạch toán trong bảng cân đối kế toán của công ty. Đây là điểm yếu lớn nhất của chi phí cơ hội.
Ý nghĩa của chi phí cơ hội
Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn. Ví dụ, bạn quyết định ở nhà đọc sách thay vì đi du lịch cùng bạn bè. Nếu bạn ở nhà, bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng và tiết kiệm được một khoản chi phí. Nhưng đổi lại, bạn sẽ không được vui chơi và có hoạt động trải nghiệm cùng bạn bè. Trong trường hợp này, việc đưa ra lựa chọn sẽ dựa vào điều mà bản thân bạn thực sự mong muốn. Những quyết định ngắn hạn hay dài hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của bạn. Chính vì vậy, bạn nên xem xét thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Trong kinh doanh, việc phân tích chi phí cơ hội sẽ giúp cho tập đoàn, doanh nghiệp, công ty tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có. Doanh nghiệp có thể so sánh được lợi ích được mất khi lựa chọn phương án này nhưng bỏ qua phương án kia. Việc dự trù các loại chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời và khó khăn thực tế có thể tồn tại của dự án dựa trên các số liệu thống kế mà chi phí cơ hội nêu ra. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng và lựa chọn được phương án tối ưu nhất, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, việc chần chừ không đưa ra lựa chọn, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức và nhiều khi bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt nhất. Vì vậy, bạn cần bĩnh tĩnh và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
Chi phí cơ hội khác chi phí chìm như thế nào?
Để đưa ra phương án lựa chọn tốt nhất, bạn nên cân nhắc chi phí cơ hội và chi phí chìm. Tuy nhiên, thực tế mọi người vẫn hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Để đưa ra quyết định chính xác nhất, bạn nên phân biệt rõ ràng hai loại chi phí này
Tiêu chí | Chi phí chìm (Sunk cost) | Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) |
Định nghĩa | Khoản thực chi, bạn không thể thu hồi được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào | Là phần lợi ích bạn mất đi khi lựa chọn phương án này mà bỏ qua phương án khác. |
Tính chất | Rõ ràng, cố định | Khó xác định nhiều phương án khác nhau |
Tính toán | Chi phí đã phát sinh nên có thể tính toán chính xác | Chưa phát sinh nên không thể tính toán được chính xác con số |
Báo cáo | Được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp | Không được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp |
Ý nghĩa | Không được lấy làm cơ sở để đưa ra quyết định kinh doanh vì nó phát sinh trước | Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả |
Bí quyết để sử dụng chi phí cơ hội hiệu quả nhất
Cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng trong mọi vấn đề
Trong cuộc sống, việc đưa ra sự lựa chọn là một việc rất khó. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để tính toán chi phí cơ hội, phương án mang lại lợi nhuận cao nhất. Đừng vội vàng để bỏ lỡ phương án mang lại lợi ích cao nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ cơ hội tốt nhất thì bạn phải nắm bắt, đi kèm với đó là khả năng thực hiện của bạn nữa.
Hiểu rõ bạn muốn gì
Để có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất, bạn nên xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân. Bởi mục tiêu được ví như một chiếc la bàn giúp doanh nghiệp không bị lạc lối giữa những lựa chọn. Nếu không có mục tiêu, bạn dễ rơi vào trạng thái mông lung, hoang mang không biết nên chọn phương án nào. Điều này mất rất nhiều thời gian. Do vậy, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu mọi khía cạnh để đánh giá và đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Tính toán chi phí cơ hội kỹ lưỡng
Bạn có thể dễ dàng so sánh được ưu nhược điểm của từng phương án. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn hơn. Việc tính toán chi phí cơ hội sẽ giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn những điều mà bạn nhận được và mất đi giữa những phương án.
Trên đây là thông tin về chi phí cơ hội và công thức tính chi phí cơ hội một cách chính xác nhất. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Hãy theo dõi website Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!
Tôi là Chu Thị Trang tôi là một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Tôi có 6 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo online nổi tiếng như dân trí, vn express, kênh 14…. Tôi chuyên viết về những vấn đề kinh tế xã hội, đời sống, trang trí nhà cửa.
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th7
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th7
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th7
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th7