Soạn bài “Chị em Thúy Kiều” môn ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chọn lọc hay
Tóm tắt nội dung bài viết
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ trong nền văn học Việt Nam mà có tầm ảnh hưởng trên cả thế giới. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là trích đoạn phần mở đầu Nguyễn Du đặt bút viết để giới thiệu về xuất thân, nguồn gốc và vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân. Trong bài viết này, cùng Công Decor hướng dẫn cách soạn bài “Chị em Thúy Kiều” ngắn gọn, đầy đủ nhất bạn nhé!
Tác giả
- Nguyễn Du
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: thế kỉ XVIII, khi xã hội phong kiến rơi vào khủng hoảng một cách trầm trọng.
- Vị trí: nằm ở phần thứ nhất “Gặp gỡ và Đính ước”
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 4 câu đầu: Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều
- Phần 2: 4 câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Phần 3: 12 câu còn lại: Vẻ đẹp và Tài năng của Thúy Kiều
Phân tích
câu đầu: Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
- Hai câu đầu: giới thiệu khái quát về tên tuổi + nguồn gốc + vị trí của hai chị em:
- Đó là hai chị em gái trong gia đình Vương viên ngoại, người chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân.
- Cách dùng từ “ả tố nga”- người con gái đẹp, nhà thơ đã rất khéo léo khi tạo cho người đọc ấn tượng đầu tiên về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân.
- Hai câu sau: miêu tả kỹ hơn về vẻ đẹp nhan sắc + cốt cách của hai chị em
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
- Vẻ đẹp chung:
- Bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã gợi ra bức chân dung tuyệt đẹp của hai giai nhân.
- Mai cốt cách: là cốt cách thanh cao, dịu dàng như cây mai
- Tuyết tinh thần: gợi tả vẻ đẹp tâm hồn trong trắng, thuần khiết như bông tuyết
=> Cây mai là một trong “tứ quân tử” (Tùng, Cúc, Trúc, Mai), tượng trưng cho sự thanh cao, sang trọng. Bông tuyết nhẹ nhàng lại mang vẻ đẹp trong trẻo. Sự kết hợp của hai hình ảnh này gợi lên nét đẹp vừa đài các, quý phái, vừa dịu dàng, thanh thoát của chị em Thúy Kiều.
=> Nhà thơ Nguyễn Du đã rất khéo léo khi lựa chọn những hình ảnh mang tính ước lệ của tự nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp hơn người của Thúy Kiều và Thúy Vân.
- Vẻ đẹp riêng:
“Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
- Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những tuyệt sắc giai nhân sở hữu vẻ đẹp hơn người, mỗi người lại có vẻ đẹp riêng, sức thu hút riêng đến từ ngoại hình, khí chất và tâm hồn.
- Thành ngữ “mười phân vẹn mười” được vận dụng khéo léo, thể hiện vẻ đẹp đạt đến độ hoàn hảo, vẹn toàn của hai người con gái này.
=> Một câu thơ 8 chữ, nhưng vừa hội tụ được nét đẹp độc đáo của từng người, vừa làm bật lên sự hoàn hảo trong vẻ đẹp chung của hai nàng.
=> Đó chính là nghệ thuật ước lệ tượng trưng + vận dụng ngôn từ + thành ngữ bậc thầy của Nguyễn Du
Vẻ đẹp của Thúy Vân
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
- Hai từ ” trang trọng” đã gợi lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đoan trang mà hiền thục của nàng.
- Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du khắc họa một cách cụ thể, tỉ mỉ qua từng đường nét chọn lọc:
- Bằng phép tu từ liệt kê + bút pháp ước lệ tượng trưng: vẻ đẹp của Vân hiện lên một cách toàn vẹn qua khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được ví với trăng, hoa, mây, ngọc, tuyết – những hình ảnh thiên nhiên trong sáng, tinh khôi của đất trời khiến nàng Vân hiện lên là một giai nhân tuyệt sắc
- Vân có khuôn mặt tròn đầy đặn phúc hậu như trăng rằm. Nổi bật trên gương mặt nàng là đôi lông mày dài, hơi đậm được ví với “mắt phượng mày ngài”.
=> Thúy Vân là một cô gái đang độ trăng tròn với vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn phúc hậu mà đoan trang.
Khuôn miệng cười của Vân tươi thắm như hoa.
Giọng nói trong trẻo, thánh thót như tiếng ngọc rung.
Mái tóc đen của nàng óng ả bồng bềnh khiến cho mây cũng lùi bước.
Làn da của Vân trắng mượt khiến cho tuyết phải nhường nhịn.
=> Biện pháp nhân hóa “hoa cười, ngọc thốt” + cụm từ “mây thua, tuyết nhường”: Vân đẹp hơn sự mỹ lệ của thiên nhiên nhưng vẻ đẹp ấy vẫn nằm trong sự hài hòa, mực thước, khiến cho tạo hóa ngưỡng mộ, ngợi ca và tôn vinh.
Bức chân dung Thúy Vân còn là một bức chân dung mang tính chất số phận
Vẻ đẹp dịu hiền, phúc hậu đó cũng là dự báo cho cuộc đời của nàng về sau sẽ bình lặng, êm đềm, sẽ không gặp phải nhiều tai ương, trắc trở sau này.
Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
Tại sao lại tả Vân trước, tả Kiều sau:
- Tả Vân trong vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện. Nhưng chỉ một câu khẳng định duy nhất “ Kiều càng sắc sảo mặn mà”, đã chứng tỏ được vẻ đẹp vượt bậc của Thúy Kiều.
- Đó chính là nghệ thuật đòn bẩy, lấy vẻ đẹp của Vân để nhấn mạnh, làm bật lên vẻ đẹp sắc sảo, tài sắc vẹn toàn của Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về sắc và tài. Nếu vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, thì vẻ đẹp của Kiểu lại là vẻ đẹp có phần sắc sảo của trí tuệ và mặn mà của nhan sắc.
=> Nghệ thuật đòn bẩy đã giúp Nguyễn Du khẳng định và gợi tả thành công vẻ đẹp vượt bậc mà Thúy Kiều sở hữu.
Vẻ đẹp ngoại hình
Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả. Bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.
Biện pháp: ẩn dụ , ví đôi mắt của Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, nét lông mày đậm, thanh tú như dáng núi mùa xuân.
Biện pháp: nhân hóa “hoa ghen”, “liễu hờn”
=> Sự tươi thắm của Kiều khiến cho hoa cũng phải ghen ty, vẻ đẹp óng mượt của làn tóc khiến cho liễu cũng phải hờn giận.
=> Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân nằm trong sự hài hòa, cho phép của thiên nhiên, thì vẻ đẹp của Thúy Kiều đã vượt qua mọi mực thước, khiến cho tạo hóa phải sinh lòng ghen ghét, đố kỵ với nàng.
=> Mang nét dự báo về cuộc đời chịu nhiều sự ganh ghét, chèn ép mà Thúy Kiều phải trải qua trong tương lai.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế.
Vẻ đẹp của tài năng
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Kiều có cả tài cầm – kì – thi – hoạ của những tài nhân và nghề nào cũng đến mức điêu luyện.
Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc.
Mỗi lần Kiều gảy bản “Bạc mệnh” làm cho người nghe như thấu đến tâm can, sầu não.
=> Bản nhạc ấy chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và dự báo một cuộc đời éo le, bất hạnh.
=> Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt mọi khuôn thước; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một quy luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần”. Từ đó, Nguyễn Du ngầm đưa ra tín hiệu về cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.
Cuộc sống ấm êm của Thúy Kiều bên gia đình:
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Thúy Kiều sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và nàng đang đến cái tuổi búi tóc cài trâm, được phép thành gia, lập thất “tới tuần cập kê”.
Thành ngữ “Trướng rủ màn che” gợi tả một lối sống kín đáo, rất khuôn phép của con nhà gia giáo đàng hoàng .
Hai câu kết trong sáng, đằm thắm như che chở, bao bọc cho nàng. Nàng hiện lên như một bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh “êm đềm”, rất mực kín đáo, thuần khiết.
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th8
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th8
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th8
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th8