Trách nhiệm là gì? Biểu hiện, vai trò và cách trở thành người có trách nhiệm?
Tóm tắt nội dung bài viết
Sống có trách nhiệm là thước đo của sự trưởng thành, chín chắn. Vậy trách nhiệm là gì? Làm cách nào để trở thành một người có trách nhiệm. Công Decor sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Trách nhiệm là gì?
Khái niệm trách nhiệm
Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức để thực hiện việc làm đó. Trách nhiệm có thể là gánh nặng đối với mỗi người nhưng nó cũng đồng thời là động lực thúc đẩy mọi người phát triển. Là một người có trách nhiệm, bạn sẽ không đổ lỗi, không đùn đẩy công việc, nhiệm vụ cho người khác. Họ luôn chủ động, sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về mình. Chính vì vậy, trong cuộc sống, người có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và kính nể.
Phân loại trách nhiệm
Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mỗi người có trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, có 3 loại trách nhiệm chính, bao gồm: trách nhiệm chủ động, trách nhiệm thụ động, trách nhiệm giả tạo. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở phần dưới đây:
- Trách nhiệm chủ động: Bạn có thể tự nhận thức được công việc mình cần làm là gì, có liên quan đến đối tượng nào và cần quyết định như thế nào. Điều này xuất phát từ sự tự giác, chủ động, từ những suy nghĩ bên trong của mỗi cá nhân. Bạn không chịu sự tác động của bất cứ hoàn cảnh, bất cứ ai. Dù kết quả thế nào thì bạn luôn sẵn sàng nhận mọi trách nhiệm về mình.
- Trách nhiệm thụ động: Có thể hiểu đơn giản là việc bạn thực hiện các công việc do sự tác động, can thiệp từ những yếu tố bên ngoài. Bạn không mong muốn thực hiện những công việc, nhưng do những người xung quanh tác động mà bạn buộc phải làm. Ví dụ, bạn không muốn làm việc công việc A nhưng do đồng nghiệp khuyến khích nên bạn thực hiện.
- Trách nhiệm giả tạo: Trách nhiệm thực hiện trên danh nghĩa nhưng thực sự bạn không muốn. Vì một lý do nào đó mà bạn buộc phải thực hiện
Biểu hiện của người sống có trách nhiệm
- Luôn biết coi trọng thời gian: Một người sống có trách nhiệm là người luôn ý thức được tầm quan trọng của thời gian. Họ luôn ý thức được rằng thời gian là hữu hạn nên cần phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Họ sẽ không lãng phí thời gian, sử dụng để làm những việc vô bổ. Bởi nếu sử dụng thời gian không hợp lý, họ sẽ trở nên trì trệ, lề mề, công việc không đạt hiệu quả cao. Họ không chỉ coi trong thời gian của bản thân mà còn biết coi trọng thời gian của người khác, không làm ảnh hưởng đến thời gian của mọi người xung quanh mình. Họ biết cách quản lý thời gian một cách thông minh và khéo léo.
- Thừa nhận lỗi lầm, sai trái của mình: Những người có trách nhiệm không bao giờ đổ lỗi cho người khác hay những yếu tố xung quanh. Họ không đổ lỗi cho việc đi làm muộn là do tác đường, bị điểm kém là do thầy cô không ôn đúng trọng tâm…. Thay vì trốn tránh trách nhiệm, họ sẵn sàng nhận lỗi về mình, đối diện với nó và sửa sai. Sai lầm sẽ trở thành bài học nếu bạn nhận ra và thay đổi, bản thân mình sẽ ngày càng phát triển.
- Không than thở hay đổ lỗi cho hoàn cảnh: Việc than thở, kêu ca, phàn nàn là biểu hiện của người sống thiếu trách nhiệm. Nó sẽ không giúp bạn thay đổi được tình trạng mà còn làm cho tâm lý của bạn ngày càng tồi tệ hơn. Không những thế mà nó còn mang đến cho những người xung quanh bạn cảm giác tiêu cực. Ngừng kêu ca, phàn nàn, tự nhìn nhận lại vấn đề sẽ giúp bạn tìm ra được phương án và cách khắc phục.
- Xây dựng kế hoạch: Người có trách nhiệm là người chủ động trong mọi hoàn cảnh. Họ luôn chuẩn bị đặt ra cho mình mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Họ tự nhận biết được công việc nào mình cần ưu tiên hàng đầu để tránh những sai lầm, rắc rối có thể xảy đến.
- Biết cách để tập trung: Tập trung có vai trò quan trọng, mang lại hiệu suất làm việc cao. Họ sẽ không để những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến mình, luôn mong muốn sự cầu toàn và bản thân mắc phải sai lầm
Cách để trở thành người có trách nhiệm
Trách nhiệm với bản thân
Để đạt được những điều mà mình mong muốn, bạn cần cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình phát triển bản thân. Có thể bạn sẽ gặp phải những thử thách, khó khăn nhưng hãy đối diện và cố gắng vượt qua nó. Hãy tin tưởng vào bản thân mình có thể làm được, có thể đạt được. Sống có trách nhiệm với chính bản thân là chìa khóa của thành công
Trách nhiệm với gia đình
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, những người trong gia đình đã luôn bên cạnh và đồng hành với sự phát triển của mỗi người. Trách nhiệm với gia đình là mang đến cho họ niềm vui, không làm họ phải phiền lòng hay lo lắng cho mình.
Trách nhiệm với xã hội
Chúng ta hãy cố gắng làm một công dân tốt, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, làm những việc có thể giúp ích cho xã hội. Tránh những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật như tham nhũng, hối lộ hay gây hại đến người khác.
Trên đây là bài viết về trách nhiệm là gì? Cách để trở thành một người có trách nhiệm. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website của Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!
Tôi là Chu Thị Trang tôi là một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Tôi có 6 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo online nổi tiếng như dân trí, vn express, kênh 14…. Tôi chuyên viết về những vấn đề kinh tế xã hội, đời sống, trang trí nhà cửa.
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th7
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th7
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th7
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th7