Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ? Tác dụng là gì?

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ? Tác dụng là gì?

Ông cha ta có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, thể hiện cho sự giàu có cũng như sự phức tạp của cấu trúc tiếng Việt. Một trong những yếu tố làm nên cái hay cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt đó chính là biện pháp tu từ. Vậy biện pháp tu từ là gì? Có các loại biện pháp tu từ nào? Tác dụng là gì? Cùng Công Decor tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài viết này bạn nhé!

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, đặc biệt, theo ngữ cảnh khác nhau để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ, đặc biệt trong văn chương, người viết, người nói có thể truyền tải những ý tứ muốn thể hiện một cách ấn tượng, giàu hình ảnh và gói trọn cảm xúc.

Biện pháp tu từ là gì?Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ có thể sử dụng ở nhiều ngữ cảnh khác nhau như văn nói, văn viết. Nhưng thông thường, biện pháp tu từ được vận dụng và khai thác triệt để nhất trong văn viết, đặc biệt trong các thể loại thơ ca.

Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ so sánh

Khái niệm:

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác có các đặc điểm, tính chất tương đồng nhau nhằm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. Từ đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt, đồng thời làm cho sự vật, sự việc được nói đến trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Tác dụng:

  • Chỉ ra sự tương đồng của hai vật được so sánh
  • Giúp câu văn trở nên sinh động, gây hứng thú với người đọc
  • Thể hiện tình cảm của tác giả

Để nhận biết đâu là biện pháp tu từ so sánh thì bạn chỉ cần thấy các từ “là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ: “Người ta là hoa đất”

Biện pháp tu từ Nhân hóa

Khái niệm:

Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng để chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,…vốn chỉ được dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối,…

Tác dụng:

Làm cho sự vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động và thân thiết với con người hơn.

Ví dụ:

“Sông được lúc dềnh dàng”.

Biện pháp tu từ Ẩn dụ

Khái niệm:

Là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

Tác dụng:

  • Chỉ ra nghĩa tượng trưng của hình ảnh ẩn dụ
  • Mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao gợi những sự liên tưởng ý nhị, sâu sắc
  • Thể hiện tình cảm của tác giả

Dấu hiệu nhận biết:

Các sự vật ẩn dụ thường có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

  • Nắng mưa là tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, gian lao mà con người phải chịu đựng.
  • Gợi hình ảnh người bà bươn chải, vất vả trong cuộc sống mưu sinh
  • Thể hiện tình thương của nhà thơ với nỗi cực nhọc của cuộc đời bà

Biện pháp tu từ Hoán dụ

Khái niệm:

Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi.

Tác dụng:

  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Diễn tả sinh động nội dung thông báo, gợi sự liên tưởng ý vị, sâu sắc.

Ví dụ:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

=> Hoán dụ trong hình ảnh “áo chàm”. Áo chàm là màu áo đặc trưng của người dân tộc miền núi, lấy đặc điểm liên quan này để nhằm nói đến người miền núi.

Biện pháp tu từ nói quá

Khái niệm:

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.

Tác dụng:

  • Gợi hình ảnh
  • Giúp cho sự vật, hiện tượng đó được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
  • Dấu hiệu nhận biết: Có những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế.

Ví dụ:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

=> Nói quá ở cụm từ “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”: thể hiện sức mạnh quật cường của đoàn dân công.

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Khái niệm:

Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự của cấu tạo ngữ pháp của câu.

Tác dụng:

  •  Nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng
  •  Làm cho câu thơ, câu văn trở nên sinh động, gợi cảm và hài hòa về âm thanh,…

Ví dụ:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Khái niệm:

Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

Tác dụng:

  • Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh sự thô tục và thiếu lịch sự.
  • Thể hiện tình cảm của tác giả

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”

Biện pháp tu từ điệp ngữ

Khái niệm:

Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

Tác dụng:

  • Làm tăng hiệu quả diễn đạt như
  • Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
  • Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

Dấu hiệu nhận biết: Các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Biện pháp tu từ liệt kê

Khái niệm: Là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt hay cụm từ cùng loại

Tác dụng:

  • Diễn tả một cách cụ thể hoặc toàn diện…
  • Làm cho câu văn trở nên có nhịp điệu

Ví dụ:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng”

Trên đây là bài viết về biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ. Hy vọng bài viết cung cấp được những kiến thức hữu ích đến bạn đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *