Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa

Khi bắt gặp một bầu trời đẹp hoặc một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ, chúng ta thường thốt lên rằng: “Ôi, tuyệt vời quá!”. Chắc chắn bạn biết đó là câu cảm thán, nhưng đôi khi chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về hiệu quả cũng như chức năng của loại câu này. Chính vì vậy, cùng Công Decor khám phá và trả lời các câu hỏi Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

Câu cảm thán là gì?

Trong ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta có 4 kiểu câu cơ bản: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến. Trong đó, câu cảm thán là kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người trước một sự vật, sự việc, hoặc hiện tượng được đề cập đến.

Về cơ bản, câu cảm thán được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, trong văn chương.

Ví dụ:

Trong văn nói: “Ôi, hôm nay trời đẹp quá!”

Trong văn viết: Thật tự hào biết bao khi đứng trước vẻ đẹp hùng vĩ của non sông gấm vóc Việt Nam

Trong văn chương:

“ Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”

(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên)

Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?
Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

Phân loại câu cảm thán

Câu cảm thán được chia làm 2 loại cơ bản:

  • Câu cảm thán có chứa từ cảm thán: Ôi, chao ôi, trời ơi, biết bao,…

Những từ này giúp cho người nói, người viết bày tỏ cảm xúc một cách trực tiếp, dâng trào trước đối tượng được nói đến.

Ví dụ: Chao ôi, không khí đồng quê thật tươi mát biết bao!

  • Câu cảm thán không chứa từ cảm thán

Câu này không chứa những từ ngữ cảm thán như trên, nhưng khi đọc chúng ta vẫn có thể hình dung và cảm nhận được người nói, người viết đang bộc lộ cảm xúc của mình.

Ví dụ: Chiếc đầm này đẹp quá!

Đặc điểm của câu cảm thán

  • Câu cảm thán thường xuất hiện những từ ngữ cảm thán: ôi, hỡi, chao ôi, than ôi, ơ,..
  • Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Các trường hợp sử dụng câu cảm thán đa phần trong văn phong giao tiếp hoặc thể loại biểu cảm. Ở những văn phong cần sự trang trọng, người nói, người viết nên hạn chế sử dụng câu cảm thán.

Chức năng của câu cảm thán

Nhìn chung, câu cảm thán có những chức năng sau:

  • Bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết
  • Thể hiện tình cảm chủ quan của một cá nhân nào đó. Thường được sử dụng trong văn biểu cảm, miêu tả hoặc thơ trữ tình.
  • Giúp người đọc hiểu hơn dòng tâm trạng của tác giả.

Ví dụ minh họa về câu cảm thán

  • Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc vui vẻ: “ Ôi, món quà sinh nhật bạn tặng tớ thật đẹp và ý nghĩa!”
  • Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc buồn “Ôi trời, tớ đã làm sai 3 câu trắc nghiệm”.
  • Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc tức giận “Trời ơi, sao con lại hậu đậu như vậy?”
  • Câu cảm thán bộc lộ tâm trạng tiếc nuối: “Chao ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng, Thế Lữ)

Bài tập minh họa về câu cảm thán

Các đoạn trích sau có phải câu cảm thán không

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Phạm Duy Tốn)

=> Tất cả là câu cảm thán, trừ câu cuối. Các từ này thể hiện cảm xúc lo lắng trước tình hình vỡ đê đang chuẩn bị xảy ra. Tâm trạng bất lực và không làm gì được của ông được nhấn mạnh nhiều lần. “Than ôi” rồi đến “lo thay” rồi lại đến “nguy thay” Những từ thể hiện cảm xúc được lặp đi lặp lại 3 lần!

” Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” (Nhớ rừng, Thế Lữ)

=> Câu cảm thán. Đây là gợi lên cảm xúc nhớ nhung của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong cũi. Nhớ lại một thời huy hoàng với tâm trạng đầy tiếc nuối. “than ôi”: sự bất lực bởi kèm cặp, giam giữ không được thỏa mình. Hai hình ảnh trái ngược của chúa sơn lâm.

Trên đây là bài viết của Công Decor giải thích về câu cảm thán. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc!