Phong cách ngôn ngữ là gì? cách xác định phong cách ngôn ngữ chính luận, nghệ thuật và báo chí

Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ là gì? Các cách xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, chúng ta được tiếp cận và nhận biết các phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt. Để nắm chắc và củng cố kiến thức, bạn đọc hãy cùng Công Decor đi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ chính luận, nghệ thuật và báo chí có đặc điểm gì?

Phong cách ngôn ngữ là gì?

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt, cách thức trình bày văn bản theo một kiểu nhất định phù hợp với mục tiêu diễn đạt của người nói hoặc người viết hướng đến.

Các loại phong cách ngôn ngữ của văn bản

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Khái niệm

Đây là phong cách ngôn ngữ thể hiện lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng với mục đích trao đổi, truyền đạt thông tin, tâm tư, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống.

Hình thức

Có 2 dạng:

  • Dạng nói: các đoạn hội thoại giao tiếp trong cuộc sống
  • Dạng viết: nhật ký, thư từ, tin nhắn,…

Đặc điểm

  • Tính cụ thể: cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thứ giao tiếp,..
  • Tính cảm xúc: cảm xúc của người nói được thể hiện qua giọng điệu và ngôn từ,..
  • Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, các sử dụng ngôn từ

Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật ký, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ được vận dụng chủ yếu trong quá trình sáng tác các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng truyền tải thông tin, cảm xúc mà còn mang những tín hiệu nghệ thuật trong câu chữ, hình ảnh, tình huống được xây dựng.

Chức năng

  • Truyền tải thông tin, cảm xúc
  • Chức năng thẩm mỹ

Phạm vi sử dụng:

  • Dùng trong văn bản nghệ thuật: truyện, thơ,…
  • Dùng trong văn bản báo chí, chính luận, phê bình văn học

Đặc điểm

  • Tính hình tượng: hình tượng được khơi gợi từ các biện pháp tu từ được vận dụng trong cách lựa chọn từ ngữ, xây dựng hình ảnh.
  • Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng truyền cảm xúc mạnh đến với người đọc, người nghe
  • Tính cá thể: mỗi sáng tạo đều mang chất riêng của người cầm bút

Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản chính luận hoặc các bài diễn văn tại hội nghi, hội thảo, bản tin thời sự,… nhằm trình bày, bàn luận, đánh giá sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao,…theo quan điểm chính trị nhất định.

Hình thức

  • Dạng nói
  • Dạng viết

Từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành

Ngữ pháp: câu có kết cấu chuẩn mực, đảm bảo tính lập luận chặt chẽ

Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức biểu đạt

Đặc điểm

Tính công khai về quan điểm chính trị: nêu rõ quan điểm về các vấn đề đang được bàn bạc một cách tường minh, rò ràng, mạch lạc.

  • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: hệ thống luận điểm rõ ràng, luận chứng thuyết phục và mạch lạc.
  • Tính truyền cảm, thuyết phục

Cách nhận biết:

  • Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…
  • Có quan điểm của người nói/ người viết
  • Dùng nhiều từ ngữ chính trị
  •  Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời  phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong  hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

Phong cách ngôn ngữ khoa học đặc điểm và phân loại

Phân loại: 3 loại

+ Văn bản khoa học chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]

+ Văn bản khoa học và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

+ Văn bản khoa học phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

Hình thức

  • Dạng nói (bài giảng, nói chuyện khoa học)
  • Dạng viết (giáo trình, sách vở, bài nghiên cứu khoa học)

Đặc điểm:

  • Tính lí trí, logic:

+  Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

+  Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

+  Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

  • Tính khách quan, phi cá thể:

+  Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

+  Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

Nhận biết: dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,…

Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? đặc trưng và cách nhận biết

Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh quan điểm đánh giá của người viết về vấn đề.

Hình thức

  • Dạng nói: thuyết minh, phỏng vấn, bản tin
  • Dạng viết: văn bản báo chí

Các phương tiện diễn đạt:

–  Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

–  Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

–  Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

Đặc trưng của PCNN báo chí:

–  Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

–  Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

–  Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.

Nhận biết:

+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)

+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? đặc điểm và tính đặc trưng

Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính công cụ, tức là các văn bản giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước,…Được sử dụng trong cách văn bản hành chính như thông tư, đơn từ, báo cáo, hợp đồng, hóa đơn,…

Đặc điểm:

+ Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định

+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao

+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

Đặc trưng PCNN hành chính:

Tính khuôn mẫu: mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định

Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi

Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…

Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….

Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hại dấu hiệu mở đầu và kết thúc

+Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản

+Có chữ ký hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản

Trên đây là bài viết của Công Decor về phong cách ngôn ngữ. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn đọc những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết!