Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?

Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?

Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? ví dụ cách đặt câu ghép?

Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, chúng ta đã được tiếp cận và làm quen với kiểu câu ghép. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh vẫn còn lúng túng khi phân biệt cũng như thành lập câu ghép. Trong bài viết này, Công Decor sẽ hỗ trợ bạn hiểu đúng và trả lời rõ những câu hỏi Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?

Câu ghép là gì?

Câu ghép được định nghĩa là câu được tạo lập từ hai vế trở lên, mỗi vế sẽ tương ứng với một mệnh đề đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, các vế thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa.

Câu ghép được tạo lập từ các câu đơn ghép lại, chính vì vậy việc đảm bảo tính liên kết về cả hình thức và nội dung là một điều vô cùng quan trọng.

Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?

Về nội dung, các vế câu cần có một mối quan hệ liên quan với nhau, hoặc tương trợ, hoặc tương phản, nhưng phải cùng nói xoay quanh một nội dung. Các vế câu ghép thường có quan hệ với nhau như sau:

  • Quan hệ nguyên nhân – kết quả
  • Quan hệ điều kiện – tương phản
  • Quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản

Về hình thức, các câu ghép thường được nối với nhau qua 3 cách:

  • Sử dụng các từ có tác dụng nối như: và, thì,…
  • Sử dụng các dấu câu để nối như: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm,..
  • Sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng,..

Tác dụng của câu ghép:

  • Giúp diễn đạt ý nghĩa một cách trọn vẹn, tăng hiệu quả trong diễn đạt
  • Thể hiện được mối quan hệ giữa các vế câu một cách nổi bật và rõ ràng, nhằm tô đậm ý muốn nhấn mạnh của người nói/ người viết

Các loại câu ghép

Trong tiếng Việt, câu ghép được chia làm 5 loại: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Tuy nhiên, về cơ bản, trong chương trình học Ngữ văn cũng như trong ứng dụng ngoài thực tế cuộc sống, câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập là hai kiểu câu ghép phổ biến và có tính ứng dụng cao nhất. Vì vậy, khi học, chúng ta cũng chỉ xoáy sâu và tập trung hiểu kỹ bản chất của hai loại câu ghép tiêu biểu này.

Câu ghép đẳng lập

Khái niệm:

Câu ghép đẳng lập là câu ghép được tạo nên từ hai vế câu không phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ, vị trí, vai trò ngang hàng. Các vế câu trong câu ghép đẳng lập được tạo nên bằng các từ nối thể hiện mối quan hệ ngang hàng như: và, hoặc,..

Ví dụ: Hôm nay tôi làm việc hoặc ngày mai tôi làm việc cũng được.

Trong kiểu câu ghép đẳng lập này, lại bao gồm 4 loại nhỏ hơn:

  • Đẳng lập có mối quan hệ liệt kê: thường được liên kết bằng từ nối “và”

Ví dụ: Trời xanh và gió mát.

  • Đẳng lập có mối quan hệ tiếp nối:

Ví dụ: Chiếc bút mực của tôi bị tơi và quyển sách của tôi cũng bị rơi ngay sau đó.

  • Đẳng lập có mối quan hệ lựa chọn:

Ví dụ: Hôm nay tôi làm hoặc mai tôi làm.

  • Đẳng lập có quan hệ đối chiếu, tương phản: thường dùng từ nối “nhưng”,”song”, “mà”,…

Ví dụ: Cái bút này bị vỡ vỏ nhưng ngòi bút vẫn viết được.

Câu ghép chính phụ

Khái niệm

Câu ghép chính phụ là câu ghép được tạo lập bằng các cặp quan hệ từ, trong đó có một vế được xác định là vế chính, một vế là vế phụ, vì vậy chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ví dụ: Nếu em cố gắng thì chắc chắn em sẽ thành công.

Cách đặt câu ghép

Nguyên tắc để tạo câu ghép rất đơn giản:

  • Thứ nhất, xác định nội dung các ý cần truyền đạt vào trong câu ghép, sau đó xác định các mối quan hệ của các ý đó:
    • Quan hệ nguyên nhân – kết quả
    • Quan hệ tương phản
    • Quan hệ mục đích
    • Quan hệ giả thiết – kết quả
    • Quan hệ tăng tiến
  • Sau khi đã xác định được chính xác mối quan hệ của các ý, bạn lựa chọn từ nối. cặp từ nối phù hợp để liên kết các vế câu thành một câu ghép hoàn chỉnh:
    • Quan hệ nguyên nhân – kết quả: Vì – nên, Bởi vì- cho nên,…
    • Quan hệ tương phản: Dù – nhưng, Mặc dù – nhưng, Tuy- nhưng,…
    • Quan hệ mục đích: để, thì,..
    • Quan hệ giả thiết – kết quả: Nếu-thì, Giá như- thì,..
    • Quan hệ tăng tiến: không chỉ-mà còn, không những – mà còn,…

Ví dụ: Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)