Thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh mới?

Thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh?

Thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh 2023?

Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông, chúng ta đã được tiếp cận và thực hành với một dạng văn bản – được gọi là văn bản thuyết minh. Vậy cụ thể thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh như thế nào? Cùng Công Decor giải đáp những câu hỏi này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Thuyết minh là gì?

Trích dẫn từ định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (tác giả Hoàng Phê chủ biên), thuyết minh là nói hoặc giải thích cho người ra hiểu rõ hơn về những sự kiện, sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra. Ví dụ như thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, thuyết minh về cách làm bánh chưng, thuyết minh về một trò chơi dân gian,..

Nói cách khác thuyết minh có hai mục đích chính:

  • Một là thuyết minh để giới thiệu, làm rõ, giải thích một đối tượng đến cho người đọc, người nghe hiểu chi tiết hơn về đối tượng được thuyết minh.
  • Hai là, thuyết minh để hướng dẫn cho người đọc, người nghe về cách thức thực hiện, sử dụng hoặc tham gia vào một đối tượng nào đó.

Thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh?
Thuyết minh là gì? Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh?

Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh

Trong 6 loại hình văn bản của tiếng Việt – văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản nghị luận, văn bản biểu cảm, văn bản hành chính công vụ và văn bản thuyết minh, văn bản thuyết minh là một loại hình văn bản phổ biến và mang tính ứng dụng cao. Ví dụ như khi chúng ta mua một đồ điện tử nào đó về nhà, chúng ta luôn được đính kèm một văn bản hướng dẫn sử dụng, thì đó chính là một hình thức của văn bản thuyết minh. Hoặc khi đặt chân đến các địa điểm thăm quan du lịch, đặc biệt là các khu di tích lịch sử, chúng ta quan sát thấy các bảng biển có ghi nội dung giới thiệu về khu di tích cũng như bảng chỉ dẫn cách di chuyển tham quan – đó cũng là một dạng hình thức của văn bản thuyết minh.

Khác với các thể loại văn bản khác, văn bản thuyết minh có đặc điểm yêu cầu tính khách quan cao trong thông tin hoặc nội dung cung cấp, ít đưa vào những đánh giá chủ quan của người viết, để giúp người tiếp nhận được thông tin một cách khoa học, chính xác và rạch ròi.

Về hình thức kết cấu, văn bản thuyết minh được chia làm 3 loại phổ biến như sau:

  •  Văn bản thuyết minh trình bày, giới thiệu.
  •  Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng.
  •  Văn bản thuyết minh có tính nghệ thuật.

Về đặc điểm, văn bản thuyết minh yêu cầu các đặc điểm sau:

  • Văn bản thuyết minh cần có tính chính xác cao, phụ thuộc vào:
  • Tri thức cung cấp phải chân thực, khách quan và khoa học
  • Mọi thông tin được trích dẫn phải mang tính xác thực từ nguồn uy tín.
  • Văn bản thuyết minh cần có tính hấp dẫn, điều này đến từ:
  • Đưa các con số cụ thể, chính xác
  • So sánh để làm bật lên đặc điểm nổi trội mà mình muốn nhấn mạnh, tạo ấn tượng trong trí óc của người đọc.
  • Câu văn sử dụng linh hoạt, tránh khô khan, đơn điệu

Về phương pháp thuyết minh, một văn bản thuyết minh có thể có một hoặc nhiều các phương pháp sau đây:

  • Phương pháp giải thích: dùng để nêu định nghĩa, giải thích cho người viết về đối tượng, sự vật, hiện tượng đang được đề cập đến. Từ việc thông hiểu đối tượng, người đọc có căn cứ để theo dõi và đánh giá những thông tin phía sau một cách chính xác và có logic hơn.
  • Phương pháp so sánh: dùng để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có những nét tương đồng hoặc đối ngược, nhằm làm bật lên ý mà người viết muốn truyền tải một cách thuyết phục, ấn tượng.
  • Phương pháp phân tích: dùng để phân tách đối tượng thành nhiều tập con nhỏ hơn, từ đó đi sâu làm rõ từng tập con nhỏ, để từ đó người đọc hiểu được chính xác, chi tiết nhất về đối tượng đang được thuyết minh.
  • Phương pháp chứng minh: dùng để cung cấp dẫn chứng cụ thể cho những ý mà người viết muốn thuyết phục người đọc một cách triệt để nhất.

Về hình thức kết cấu, văn bản thuyết minh có các dạng thức sau:

  • Kết cấu theo thời gian
  • Kết cấu theo không gian
  • Kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh
  • Kết cấu hỗn hợp

Tùy vào đối tượng thuyết minh của mình, người viết có thể tinh tế lựa chọn những phương pháp thuyết minh, hình thức thuyết minh sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả mong muốn.

Công Decor cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đây!