Giám sát an toàn là gì? Chứng chỉ giám sát an toàn lao động?

Giám sát an toàn là gì? Chứng chỉ giám sát an toàn lao động?

Trong môi trường làm việc như công trình xây dựng luôn tìm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Do vậy, tại các công trình luôn có người giám sát an toàn để ngăn chặn kịp thời tai nạn lao động xảy ra. Vậy giám sát an toàn là gì? Chứng chỉ giám sát an toàn lao động? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

GIÁM SÁT AN TOÀN LÀ GÌ

Giám sát an toàn là gì?

Giám sát an toàn tiếng Anh là: Safety monitoring.

Giám sát an toàn được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nhìn chung lại, ở đâu có sử dụng lao động, ở đó sẽ có giám sát an toàn. Giám sát an toàn là trách nhiệm pháp lý theo luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Giám sát là hoạt động theo dõi các sự việc diễn ra tại công trường để ngăn chặn các hành vi gây mất an toàn cho người lao động và đảm bảo tuân thủ các quy trình thực hành an toàn. Đây là một công việc quan trọng, giúp công việc diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và sức khỏe, tính mạng của người lao động. Giám sát an toàn sẽ đảm bảo cho người công nhân không bị thương hay bị thiệt mạng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ như bảo trì và phi sản xuất.

Người giám sát chịu trách nhiệm cho tất cả các việc diễn ra hàng ngày ở nơi làm việc, đảm bảo một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên. Nếu xác định thấy những mối nguy hiểm, rủi ro tại công trường, thì cần phải nhanh chóng, kịp thời đưa ra các giải pháp để hạn chế những rủi ro xảy ra.

Kỹ năng cần có để làm giám sát an toàn

Người giám sát an toàn nên đáp ứng được các điều kiện cần thiết sau:

  • Người được đào tạo chuyên môn, có kiến thức, có kỹ năng, có kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp .
  • Có kỹ năng quan sát, phân tích nhìn nhận vấn đề có thể gây ra nguy hiểm tại môi trường làm việc
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tập trung để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, luôn đặt yếu tố an toàn và lành mạnh lên hàng đầu trong công tác giám sát
  • Họ là người có chuyên môn cao, am hiểu về pháp luật, các quy định bảo hộ lao động trong nước và quốc tế.
  • Người giám sát là người am hiểu về luật lao động, nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn. Thêm vào đó, họ là người nắm rõ môi trường làm việc, quy trình làm việc, cách thức vận hành của các thiết bị máy móc, vật tư tại nơi làm việc
  • Người giám sát là người có kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic để truyền đạt, trao đổi các vấn đề một cách khách quan nhất.

Trách nhiệm chính của giám sát an toàn

  • Định hướng và đào tạo nhân viên

Người giám sát có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo nhân viên để họ có thể thực hiện các công việc một cách an toàn. Hiểu được nhiệm vụ, cách sử dụng của những phương tiện cá nhân, cách bảo quản, bảo trì đúng cách. Thêm vào đó, người giám sát cần cung cấp đầy đủ các thông tin về luật, quy định, chính sách và thủ tục của công ty cho người lao động để họ hiểu và nắm rõ. Tổ chức các buổi đào tạo về an toàn cho nhân viên, đảm bảo rằng nhân viên tham gia các khóa học đó đầy đủ.

  • Thực thi các thực tiến làm việc an toàn

Người giám sát chịu trách nhiệm đưa ra các thủ tục và quy trình làm việc an toàn cho người lao động. Khuyến khích người lao động xác định các điều kiện không an toàn, những mối nguy hiểm tại nơi làm việc, gây hại cho sức khỏe và tuyệt đối tránh.

  • Đưa ra các phương án, biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro

Người giám sát sẽ phải đưa ra các phương án ngay lập tức khi nhận thấy các nguy cơ không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe của người lao động ở nơi làm việc. Trong trường hợp không thể đưa ra các phương án khắc phục ngay tình trạng nơi làm việc không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe của người lao động, người giám sát phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Người giám sát phải thường xuyên theo dõi để đảm bảo các biện pháp khắc phục được hoàn thành kịp thời, giải quyết được mối nguy hiểm.

  • Ngăn chặn việc kéo dài các điều kiện hoặc mối nguy hiểm tại nơi làm việc không an toàn hoặc không lành mạnh

Người giám sát có trách nhiệm nhắc nhở, đào tạo nhân viên định kỳ về những điều cần biết và cách khắc phục khi xuất hiện những mối nguy hiểm hoặc báo cáo các điều kiện hoặc mối nguy hiểm đó. Nếu các định được mối nguy hiểm hay tình trạng không an toàn, người giám sát cần phải hành động ngay.

  • Thường xuyên điều tra tai nạn tại nơi làm việc:

Người giám sát có trách nhiệm tiến hành điều tra tai nạn và đảm bảo rằng tất cả các nhân viên bị thương do nghề nghiệp phải báo cáo cho Dịch vụ Y tế Nghề nghiệp (OMS) ngay lập tức. Theo chính sách NIH, tất cả các thương tích bao gồm những thương tích do nhà thầu gây ra cũng phải được báo cáo cho OMS. OMS sẽ xác định điều kiện nguy hiểm dẫn đến thương tích, ghi lại và điều trị bất kỳ thương tích nào. Tất cả các dữ kiện điều phải được tổng hợp và ghi lại trên Biểu mẫu Bồi thường cho Người lao động (CA-1 hoặc CA-2).  Người giám sát phải xem xét các trường hợp, ký tên và nộp các biểu mẫu trong vòng 48 giờ.

  • Đảm bảo cho công việc diễn ra theo đúng tiến độ

Người giám sát nên quan tâm và khuyến khích người lao động trở lại làm việc càng sớm càng tốt. Bởi nếu vắng mặt quá lâu thì khả năng họ quay trở lại làm việc càng ít. Do vậy, người giám sát cần động viên, khích lệ người lao động để họ giữ được tinh thần tốt, có trách nhiệm trong công việc và đảm bảo cho công việc diễn ra theo đúng tiến độ.

Chứng chỉ giám sát an toàn và điều kiện cấp chứng chỉ

Chứng chỉ giám sát an toàn là gì?

Chứng chỉ giám sát an toàn lao động tiếng Anh là: Certificate of Occupational Safety Supervision.

Chứng chỉ giám sát an toàn lao động là văn bản do chủ thể có thẩm quyền cấp cho cá nhân đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động chuyên môn về giám sát an toàn lao động trong các lĩnh vực cụ thể.

Chứng chỉ giám sát an toàn lao động theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong pháp luật xây dựng, tuy nhiên, nói chính xác thì chứng chỉ giám sát an toàn lao động được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng là “Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng”. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng sẽ có nội dụng rộng hơn, bao hàm cả hoạt động giám sát an toàn lao động. Theo đó, tại Điều 71 quy định rằng:

“Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

Điều kiện cấp chứng chỉ giám sát an toàn

  1. Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  2. Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  3. Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.“

Việc gắn các điều kiện đối với từng hạng chứng chỉ là điều cần thiết để xác định các cá nhân có đủ năng lực chuyên môn, thời gian, kinh nghiệm để đảm nhiệm hoạt động giám sát thi công công trình phù hợp với từng loại công trình, đồng thời dễ phân luồng quản lý các cá nhân có chứng chỉ hành nghề hiệu quả hơn. Chứng chỉ được cấp mang tính nhân thân, gắn liền với người được cấp và họ cũng chỉ được hoạt động trong phạm vi mà chứng chỉ cho phép.

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ giám sát an toàn lao động

Chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn lao động có phạm vi hoạt động như sau:

  • Hạng I: Được làm giám sát trưởng tại các công trình cùng loại được ghi bên trong chứng chỉ hành nghề, được làm giám sát viên thi công xây dựng ở toàn bộ các công trình cùng loại với công trình được ghi ở trong chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng II: Được làm giám sát trưởng của công trình cấp II trở xuống, được làm giám sát viên thi công xây dựng tại các công trình cùng loại với công trình được ghi bên trong chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình cấp III trở xuống, được làm giám sát viên thi công tại các công trình cùng loại với công trình được ghi ở chứng chỉ hành nghề.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn

  • Đối với hạng I, chứng chỉ giám sát xây dựng công trình thi công xây dựng sẽ do Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ.
  • Đối với hạng II và hạng III, sẽ do Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Trên đây là bài viết về Giám sát an toàn là gì? Chứng chỉ giám sát an toàn lao động? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!