Soạn bài “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”

Soạn bài luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”

Trong bài viết này, Công Decor sẽ hướng dẫn bạn cách soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất! Mời bạn đọc theo dõi ngay nhé!

I – Chuẩn bị ở nhà

Bài 1: Cho đề văn:

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

 a) Xác định đề bài cụ thể.

 b) Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài.

II – Hướng dẫn làm bài

  1. Chọn đề thuyết minh về cái bút bi
  2. Lập dàn ý cho đề bài đã chọn ở mục 1

Lập dàn ý

Mở bài:

  • Dẫn dắt và giới thiệu về vai trò, sự cần thiết của bút bi trong học tập và đời sống
  • Hoặc đóng vai trở thành một cây bút bi để tự giới thiệu về mình

Thân bài:

  • Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ
    • Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
    • Ông phát hiện mực in giấy nhanh khô
    • Quyết định, nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
    • Bút bi ra đời
  • Giới thiệu về cấu tạo:
    • Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14- 15 cm được làm bằng nhựa dẻo, nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất
    • Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc, mực nước
    • Các bộ phận khác: nắp đậy, ghim gài, lò xo, nút bấm…
  • Phân loại:
    • Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi, thị hiếu của người dùng
    • Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài
    • Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng
  • Nguyên lý hoạt động, bảo quản
    • Nguyên lý hoạt động: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn mực để tạo chữ
    • Bảo quản: cẩn thận
  • Ưu điểm, khuyết điểm
    • Ưu điểm:
      •  Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển
      • Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh
      • Nhược điểm
      • Vì viết nhanh nên dễ rây mực, chữ không có nét thanh đậm
      • Thường phải mua ngòi, thay bút mới khi hết mực

Kết bài

      •  Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của bút bi với cuộc sống của con người

Tham khảo mở bài thuyết minh về bút bi

Mở bài 1

Phía sau mỗi quyển vở học sinh, chúng ta luôn nhìn thấy dòng chữ “Nét chữ, Nết người” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc rèn luyện nét chữ. Và để có được một nét chữ đẹp, thanh thoát chúng ta không thể thiếu cây bút bi. Cây bút bi không chỉ gắn bó với chúng ta trong thời học sinh, sinh viên mà còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong cuộc sống. 

Mở bài 2

Chào các bạn học sinh thân mến! Được cơ hội gắn bó với các bạn trong suốt năm tháng học trò, tôi tự hào khi trở thành người bạn không thể thiếu thời cắp sách tới trường của tất cả mọi người. Tôi xin tự giới thiệu, tôi chính là bút bi. Gọi là bút bi bởi ngay đầu ngòi của chúng tôi được thiết kế với viên bi nhỏ xíu, tròn xoe để điều tiết lượng mực chảy đều, không bị tắc hoặc tràn khi bạn cầm tôi viết. Ngày hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới bạn kỹ hơn về dòng họ bút bi của chúng tôi. Cùng lắng nghe bạn nhé!

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất!