Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Trong bài viết này, Công Decor sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị tươm tắt cho ngày Tết ông Công ông Táo sắp tới, để dù bận đến mấy, các bạn cũng dành thời gian bên gia đình, làm mâm cúng dâng lên cảm tạ đất trời trong một năm qua, cũng như chuẩn bị đón chào một năm mới. Mời bạn cùng theo dõi bài viết!

Nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng Táo quân gắn liền với sự tích ông Táo với nhiều dị bản khác nhau. Các thư tịch cổ liên quan đều cho rằng tập quán này có nguồn gốc từ tục thờ “Ngũ tự”, để trả công cho các vị thần trong gia đình:  thần Cổng (Môn thần), thần Cửa (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần), thần Bếp (Táo thần) và thần Đường đi trong nhà (Hành thần).

Ở một dị bản khác, “Ngũ tự” gồm 5 vị: thần Bếp (Táo thần), thần Giếng (Tĩnh thần), thần Cửa (Môn thần), thần Nhà (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần) hoặc 5 vị: thần Bếp (Táo thần), thần Đất (Thổ công), tổ nghề (Tiên sư), thần cửa (Môn gia hộ úy), thần bảo hộ sức khỏe con người và vật nuôi (nhân súc Y thần)…

Trong 5 vị thần, Táo quân, Thổ địa và Môn thần được thờ cúng phổ biến nhất. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Tết Táo Quân là một lễ quan trọng, cận kề với Tết Nguyên Đán, và đó cũng là một dịp để mọi người trong gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới.

Cúng ông Công ông Táo 2024 ngày 23 tháng Chạp vào ngày nào?

Theo lịch vạn niên. tháng Chạp năm Quý Mão 2023 có ba ngày đẹp, mang nhiều sinh khí, phước lành để gia chủ có thể lựa chọn làm ngày cúng Táo quân. 

Ngày 20 tháng Chạp: tức thứ ba ngày 30/1/2024 dương lịch

Theo các chuyên gia phong thủy, đây được đánh giá là ngày lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân. Đây là một ngày có nhiều cung tốt quy tụ, mang lại sự bình an, thịnh vượng, thành công và may mắn cho gia đạo. Chính vì vậy, chọn ngày này để cúng ông Táo sẽ giúp cho chuyến hành trình về trời của ông được suôn sẻ, hanh thông hơn. 

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 20 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Công việc, làm ăn phát triển, dù khó khăn, trở ngại vẫn dễ dàng vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Ngọ (11h-13h): Mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Mùi (13h-15h): Mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

Ngày 21 tháng Chạp: thứ 4, ngày 31/1/2024 dương lịch

Năng lượng chính của ngày 21 tháng Chạp là năng lượng của sự bình an, của luồng sinh khí thanh lọc tâm hồn. Chính vì vậy, ngày này, các chuyên gia phong thủy cũng gợi ý là một ngày đẹp để mọi người có thể lựa chọn đi chùa hoặc cúng ông Công ông Táo. Điều quan trọng nhất khi thắp nén hương lên bàn thờ ông Công, đó là sự thanh tâm, tôn kính trong tâm hồn. Cộng hưởng cùng sinh khí đất trời thanh tịnh, tâm con người cũng dễ an yên để hồi hướng công đức về phía các vị quan trời. 

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp:

Giờ Mão (5h-7h): Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.

Giờ Ngọ (11h-13h): Việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Dậu (17h-19h): Tiến hành mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

Ngày 23 tháng Chạp: thứ 6, ngày 2/2/2024

Ngày 23 tháng Chạp chính là ngày chính thức của Tết ông Công ông Táo, chính vì vậy nếu đẹp nhất, bạn nên chọn ngày chính thức này để làm lễ cúng ông Công về chầu trời. 

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.

Giờ Tỵ (9h-11h): Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài, mang về lợi nhuận lớn.

Riêng với giờ Ngọ (11h-13h): Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ thích hợp để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất.

Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo chuẩn xác nhất

Trước khi làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần chủ bị những lễ vật cúng như sau:

  • 3 mũ Táo quân: 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho Táo ông có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn. 
  • Cá chép vàng: để dâng lên cúng và thả sông, đây được coi là phương tiện để Táo quân cưỡi về chầu trời. Vì có 3 vị Táo nên mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 3 cá chép vàng để đưa tiễn các vị về trời được hanh thông. 

Ở mỗi miền, quan niệm và phong tục lại có phần khác nhau đôi chút. Miền Bắc, các gia đình thường cúng cá chép sống thả trong chậu nước, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy, có yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam, người dân chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. 

Sau khi đã chuẩn bị đủ lễ vật, gia chủ sẽ bắt tay vào chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. Mâm cỗ cúng các ngài không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mới cho là thành cúng, điều quan trọng nhất là tấm lòng thành tâm của gia chủ khi hướng về công lao của những người đã giúp cai quản đất đai, trật tự cho gia phong được êm đẹp trong suốt năm qua. Về cơ bản, có hai loại mâm cỗ cúng: cỗ cúng mặn và cỗ cúng chay. 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống thường bao gồm các món cơ bản sau: 

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

Thịt vai luộc (hoặc thịt gà)

Bát canh

3 Cá chép sống thả chậu

1 đĩa xôi gấc

Hương hoa

3 chén rượu

Quả cau, lá trầu

Giấy tiền, vàng mã

Thứ tự cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đúng?

Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo.

Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Trên đây là bài viết của Công Decor hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất. Chúc bạn đọc và gia đình chào đón một năm mới bình an!