Phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận chọn lọc hay, dễ hiểu
Tóm tắt nội dung bài viết
Trước Cách mạng tháng Tám, phong trào Thơ mới mở ra với những cây bút mang đậm cái nhìn tình sâu bi lụy về nhân thế, thời cuộc. Góp phần vào một giai đoạn “đẫm lệ” của văn học dân tộc, Huy Cận là một nhà thơ với những dòng thơ chứa đầy những chữ sầu. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận trong thời kỳ này đó chính là “Tràng giang” – một dòng sông kéo dài màu tâm trạng, một dòng chảy kéo dài của nỗi sầu. Trong bài viết này, cùng Công Decor đi phân tích sâu bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận hay chọn lọc.
Tác giả bài thơ “Tràng giang”
Tiểu sử
– HUY CẬN (1919 – 2005)
– Tên khai sinh: Cù Huy Cận
– Quê: Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Xuất thân: Gia đình nhà Nho nghèo
– Năm 1939, đậu tú tài; 1943, đậu kĩ sư canh nông tại Hà Nội.
– Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hộ Tân Trào.
– Sau Cách mạng tháng Tám giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng.
Sự nghiệp sáng tác
– Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Trước CM: tập “Lửa thiêng” (1939), “Kinh cầu tự” (1942), “Vũ trụ ca” (1940-1942)….
+ Sau CMT8: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963),….
Phong cách sáng tác
– Trước Cách mạng tháng Tám: là nhà thơ Mới tiêu biểu, với hồn thơ cô đơn, ảo não
– Cách mạng tháng Tám đã thổi vào hồn thơ Huy Cận sinh lực mới: dạt dào niềm vui của cuộc sống mới
=> Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
Tác phẩm “Tràng giang”
Hoàn cảnh sáng tác
– Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều thu năm 1939.
– Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước, khi nhà thơ đứng ở bờ nam bến Chèm, trong một buổi chiều thu.
Xuất xứ
– In trong tập thơ “Lửa thiêng” (1940)
Thể thơ: Thất ngôn.
Bố cục
– Khổ 1: Cảnh sóng gợn, thuyền trôi và nỗi buồn điệp điệp.
– Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát.
– Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bãi bờ.
– Khổ 4: Cảnh mây trời, sông nước gợi nỗi nhớ nhà.
Phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
Nhan đề và lời đề từ
Nhan đề
– “Tràng”: dài
– “giang”: sông
=> Sông dài
– Hiệp vần “ang”: âm mở “a” gợi âm hưởng vang xa, lan tỏa.
– Đây là một từ Hán Việt: gợi một dòng sông cổ kính, xa xưa, lâu đời.
Lời đề từ
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
– Cảnh: trời rộng, sông dài -> Không gian rộng lớn, mênh mông, mang tầm vũ trụ
– Tâm trạng:
+ Bâng khuâng (xao xuyến, ngỡ ngàng, luyến tiếc)
+ Nhớ (hoài niệm)
→ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là nỗi buồn, tâm trạng khắc khoải trước vũ trụ bao la, bát ngát.
Phân tích bài thơ “Tràng giang”
Khổ 1
Câu 1
– Hình ảnh “sóng gợn”: Những con sóng chuyển động nhẹ, lăn tăn, trải dài trên sông → lấy động tả tĩnh để nhấn mạnh không gian quạnh vắng
– Hình ảnh “tràng giang”: sông dài, hiệp vần “ang” gợi ra hình ảnh con sông rộng lớn mênh mông
– Nhân hóa: sóng “buồn” + từ láy “điệp điệp”: nỗi buồn triền miên, dai dẳng
=> Câu thơ gợi nỗi buồn triền miên không dứt trong lòng người.
– Câu thơ thấp thoáng âm hưởng của Đường thi. Trong bài “Đăng cao”, Đỗ Phủ có câu:
“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai”.
(Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộn trôi).
Câu 2
– Hình ảnh “con thuyền”:
+ “xuôi mái”: buông trôi theo dòng nước
+ “nước song song”: không có sự gắn bó với nước
– Nghệ thuật:
+ ẩn dụ: con thuyền biểu tượng cho kiếp người lênh đênh trên dòng đời
→ Gợi sự trôi nổi, phó mặc.
+ tương phản: con thuyền (bé nhỏ, buông xuôi) >< nước song song (Bao la, vô tận)
→ Gợi nỗi buồn chia li, xa cách.
Câu 3
– Hình ảnh đối lập: “thuyền về/ nước lại”: chuyển động ngược chiều, không gặp nhau
→ Gợi ra khung cảnh chia lìa, tan tác: Nước ngược thuyền xuôi
– “Sầu trăm ngả”: nỗi buồn lan tỏa khắp đất trời.
Câu 4
– Bản thảo:
+ “Một cánh bèo trôi đã lạc dòng”
+ “Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng”
+ “Củi một cành khô lạc giữa dòng”
– Hình ảnh “củi”: dân dã, đời thường, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ
– Nghệ thuật:
+ Đối lập, tương phản: củi một cành khô >< mấy dòng.
+ Đảo ngữ “củi một cành khô”
-> Nhấn mạnh sự vật nhỏ bé, đơn độc, lạc lõng của cành củi giữa dòng tràng giang
+ Ẩn dụ “củi”: tượng trưng cho phận người bé nhỏ, chìm nổi giữa
dòng đời
TIỂU KẾT:
– Bức tranh sông nước rộng lớn, mênh mang, vắng lặng
– Hình ảnh con thuyền và cành củi khô là tượng trưng cho kiếp người nhỏ bé, lênh đênh trên dòng đời
– Nỗi buồn của cái tôi bé nhỏ cô đơn trước khung cảnh vũ rụ bao la, bát ngát.
Khổ 2
Câu 1+2
– Câu 1: Không gian “cồn nhỏ”:
+ Đảo ngữ “lơ thơ cồn nhỏ”: gợi sự nhỏ bé, lẻ loi, thưa thớt, tiêu điều của những cồn cát, gò đất
+ Từ láy “đìu hiu”: khắc họa khung cảnh hoang sơ, vắng lặng
+ Huy Cận đã mượn ý thơ trong bài “Chinh phụ ngâm”:
“Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”
– Câu 2: Không gian chợ chiều
+ Từ “đâu” được hiểu theo 2 cách:
. Đâu đó có tiếng chợ chiều từ làng xa vọng lại → gợi ra âm thanh mơ hồ
. Đâu có tiếng chợ chiều → gợi sự vắng vẻ tuyệt đối, không có âm thanh của con người
→ Dù hiểu theo cách nào, qua câu thơ thi nhân vẫn muốn khắc họa một không gian hiu quạnh
Câu 3+4
– Không gian được mở rộng ra theo nhiều chiều khác nhau:
+ Cao (trời lên)
+ Dài (sông dài)
+ Rộng (trời rộng)
→ Không gian được mở rộng đến tận cùng, không giới hạn
– Kết hợp sáng tạo “sâu chót vót”:
+ “sâu”: gợi ấn tượng về sự thăm thẳm, hun hút
+ “chót vót”: khắc họa được chiều cao dường như vô tận.
→ Bầu trời cao rộng, sâu hút không có điểm dừng
– Nghệ thuật đối lập, tương phản:
Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu
Thiên nhiên, vũ trụ Nơi gặp gỡ của con người rất nhỏ bé, đơn độc
vô cùng vô tận
→ Bút pháp “họa vân hiển nguyệt” (vẽ mây nảy trăng) quen thuộc trong thơ Đường: khắc họa không gian rộng lớn để nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người
TIỂU KẾT:
– Không gian cồn nhỏ hoang sơ, hiu quạnh
– Không gian sông nước, vũ trụ rộng lớn, rợn ngợp
– Cõi nhân gian mơ hồ, bé nhỏ
– Tâm trạng thi nhân: trống trải, cô đơn, khát khao gắn bó với cuộc đời
Khổ 3
Câu 1
– Hình ảnh cánh bèo:
+ Thi liệu quen thuộc trong thơ ca trung đại:
“Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ gợi thân phận nhỏ nhoi, nổi chìm
+ động từ “dạt”: những cánh bèo bị xô đẩy phũ phàng, không thể cưỡng lại được
+ Câu hỏi tu từ “về đâu”: vừa gợi tình cảnh vô định, không phương hướng vừa gợi tâm trạng xót xa của nhân vật trữ tình.
+ “hàng nối hàng”: gợi số lượng nhiều không kể xiết
→ Câu thơ đã gợi lên thân phận nổi chìm, bơ vơ, lạc lõng của hàng vạn kiếp người trên dòng đời
Câu 2+3+4
– Đảo ngữ “Mênh mông”: nhấn mạnh không gian sông nước vời vợi, xa hút đến vô cùng.
– Điệp từ phủ định:
+ “không một chuyến đò ngang”
+ “không cầu”
→ Cầu và đò là phương tiện để con người đi lại, giao tiếp, gắn kết nhưng ở đây không cầu, không đò gợi lên cõi nhân gian đứt gãy, không sự sống của con người.
– Đảo ngữ “lặng lẽ”: im lìm, vắng lặng, hoang vu.
– “bờ xanh”, “bãi vàng”: những bờ bãi nối tiếp nhau trải dài vô tận, không sức sống của cây lá.
TIỂU KẾT:
– Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát, thiếu vắng sự sống của con người
– Hình ảnh cánh bèo nổi trôi biểu tượng cho những kiếp người lạc lõng, phiêu dạt trên dòng đời
– Nỗi sầu thời thế: nỗi buồn không chỉ của riêng Huy Cận mà của nhiều thanh niên sống trong cảnh mất nước lúc bấy giờ
– Cái tôi thiết tha muốn gắn bó với cuộc đời
Khổ 4
Câu 1 +2
– Cảnh hoàng hôn:
+ Hình ảnh bầu trời:
. Đảo ngữ “lớp lớp” + so sánh “núi bạc”: miêu tả những đám mây xếp chồng lên nhau như núi bạc
→ Không gian hùng vĩ, khoáng đạt
. Động từ “đùn”: cảnh vật có sự vận động, nối tiếp điệp trùng
. Thi liệu “mây” đã từng xuất hiện trong thơ ca phương Đông:
“Mặt đất mây đùn của ải xa”
(Thu hứng – Đỗ Phủ)
+ Trên nền trời bao la, xuất hiện một cánh chim nhỏ bé chao nghiêng:
. Hình ảnh quen thuộc: cánh chim nhỏ bé giữa trời chiều:
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”
(Ráng chiều với cánh cò đơn độc cùng bay
Nước mùa thu với trời rộng một màu)
(Vương Bột)
. Cái nhìn mới mẻ: tái hiện chuyển động vô hình của vũ trụ (đúng lúc cánh chim khẽ chao nghiêng là bóng chiều buông xuống)
→ Thi liệu cổ nhưng cái nhìn hiện đại.
– Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối lập:
Bầu trời bao la, hùng vĩ >< Cánh chim nhỏ bé, đơn côi, hữu hạn
→Nhấn mạnh nỗi cô đơn trong lòng người.
Câu 3+4
– Lòng quê: Tấm lòng với quê hương
– Từ láy “dợn dợn”: nỗi nhớ quê hương lan tỏa như những con sóng gợn trên dòng tràng giang
– Hai câu thơ cuối thấm đẫm phong vị Đường thi:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
– Nếu trong thơ Thôi Hiệu: hình ảnh bóng hoàng hôn và khói sóng gợi nỗi nhớ quê thì với Huy Cận: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
→ Huy Cận đã phủ định ngoại cảnh để khẳng định tâm cảnh: nỗi nhớ nhà luôn thường trực, da diết, không cần ngoại cảnh tác động
→ Nỗi nhớ nhà cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước
4. Tổng kết
Nội dung:
– Thi phẩm khắc họa không gian trời nước mênh mông, hoang vắng
– Nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước không gian rộng lớn
– Niềm khao khát hòa hợp giữa con người với con người và một tình cảm yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Nghệ thuật:
– Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả (đảo ngữ, đối lập, điệp từ,…)
– Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại:
+ Yếu tố cổ điển:
- Thể thơ thất ngôn
- Đề tài sông nước
- Sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống.
- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, họa vân hiển nguyệt, lấy động tả tĩnh
+ Yếu tố hiện đại:
- Thi liệu hiện đại: củi, sáng tạo trong cách dùng từ “sâu chót vót”
- Cái nhìn mới mẻ về cảnh vật: chim nghiêng cánh nhỏ…
- Nỗi buồn cô đơn của thi nhân nhưng lại bâng khuâng man mác nỗi buồn thời đại.
- Trực tiếp thể hiện cái tôi cô đơn trước vũ trụ, tình yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết.
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th8
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th8
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th8
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th8
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th8