Phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Đề và bài làm tham khảo phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Đề và bài làm tham khảo phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn luôn đặt trong tác phẩm của mình rất nhiều những trăn trở nhân sinh, mang tính triết lý cao cả. Ông đã từng nói rằng: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Và trong từng trang viết của mình, nhà văn cũng luôn muốn làm rõ quan niệm về mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống này. Truyện ngắn ‘Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm tương tự. Trong bài viết này, Công Decor sẽ giúp bạn tìm hiểu đề và bài làm tham khảo phân tích  “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất.

Đề phân tích  “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Người đàn ông vùng biển qua lời kể của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của NMC: “Lão chồng tôi khi ấy  là 1 anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Nhưng sau này,  Phùng lại bắt gặp lão đánh vợ: “… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”

Phân tích thay đổi người chồng qua hai đoạn trên, từ đó làm rõ những thông điệp mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm.

Bài viết tham khảo phân tích  “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Bài làm

Nguyễn Minh Châu là một hiện tượng văn học vừa độc đáo, vừa lớn lao của nên văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX. Ông bước vào nghề văn hơi muộn nhưng bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm, ông xứng đáng là người “ mở đường tài năng và tinh anh nhất” trong sự nghiệp đổi mới. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh cho một khát vọng mãnh liệt: VĂn chương cần phải khác, nơi đó cái đẹp phải là cái thật, con người phải được nhìn nhận ở “ bề sâu, bề sau, bề xa” của nó. Và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm cho thấy rõ khát vọng hám phá và nhận thức đó. Truyện đã xây dựng khá thành công nhân vật người đàn ông làng chài- chồng của người đàn bà với những góc nhìn khác nhau, đa tính cách và cần được nhìn nhận từ chiều sâu trong nhận thức và cảm xúc.

Truyện ngắn được sáng tác vào năm 1983. Với ngòi bút giàu triết lí, giàu suy tư và trải nghiệm, NMC muốn người đọc nhìn nhận về những vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt về con người, về cách chúng ta đang hiểu thế nào về chính con người. Một phần giá trị thông điệp đó được gửi gắm qua cách đánh gía khác nhau về người đàn ông làng chài trong cái nhìn của người vợ và của nhân vật Phùng- một nhiếp ảnh gia.

Người đàn ông xuất hiện ở giữa truyện, sau phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng- người thợ ảnh đang săn cảnh đẹp nơi biển vào buổi sáng bình minh. Ông cùng một người đàn bà bước xuống thuyền với cảm nhận đầu tiên của nhân vật “ tôi”- Phùng, đấy là một người đàn ông lực lưỡng miền biển với tấm lưng rộng, khom khom như lưng một chiếc thuyền, với con mắt độc và dữ. Và sau đó một cảnh tượng bất ngờ và kinh hoàng xảy ra với Phùng khi anh chứng kiến cảnh người đàn ông dung dây thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Dã man và tàn bạo:

“… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chảng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”

Những hành động ấy của lão thật khiến cho con người ta không thể chịu đựng được, vì một người đàn ông lực lưỡng lại lấy hết sức bình sinh của mình đánh đập, chà đạp lên một người đàn bà. Ông ta thật sự dã man và vũ phu. Con người ấy gieo vào nv Phùng và chính người đọc cảm xúc bất mãn và căm giận vô cùng. Nhưng đi tiếp với mạch kể chuyện, khi nghe người đàn bà kể, bà lại khẳng định một tính cách rất khác của người đàn ông kia, hoàn toàn không hề giống với những cảm nhận của Phùng và người đọc:

““Lão chồng tôi khi ấy  là 1 anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.

Đề và bài làm tham khảo phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất
Đề và bài làm tham khảo phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Trong mắt Phùng thì cả nước chẳng có người đàn ông nào vũ phu đến như vậy vì cứ đánh vợ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng’, hắn thật sự là kẻ man rợ, tàn bạo, đáng bị lên án, loại bỏ khỏi cuộc sống gia đình,là thủ phạm gây ra bao nhiêu nỗi khổ cực cho vợ con hắn. Hãy nhìn lại cách người đàn ông ấy đánh đập lên thân thể người phụ nữ khổ sở ấy thì ta đủ hiểu sự nóng nảy, bản tính vũ phu của hắn thế nào. Những tràng dây thắt lưng liên tiếp nhau vụt mạnh lên da thịt đến rát bỏng. Không những đánh đập mà hắn còn ra lời nguyền rủa, mắng nhiếc đến thậm tệ người phụ nữ. Trong nhìn nhận của Phùng và những người ngoài câu chuyện cuộc đời của gia đình làng chài kia thì ta thấy hiện lên trên toàn bộ thì người đàn ông ấy là một lão chồng không thể chấp nhận, hắn bạo tàn và độc ác, hắn dường như mất hết trí khôn và tình người khi đang tâm chà đạp, đánh đập vợ mình dã man như vậy. Nhưng lạ lùng thay, người phụ nữ, người mà ngày qua ngày, năm qua năm, tháng tiếp tháng chịu những đòn roi hung dữ như lửa cháy vào da thịt ấy, lại không nhìn thấy người chồng mình là kẻ bạo tàn, vũ phu. Với chị, ông ta ngày trước lại là là 1 anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm. Chúng ta rất ngỡ ngàng khi nghe người vợ nói lên điều này. Tại sao hắn hiền lành mà có thể vụt những đòn roi đến rợn người như vậy lên da thịt chị? Tại sao hắn hiền lành mà lại nói ra được những lời cay độc làm đau đớn lòng dạ của cả những người ngoài cuộc đến vậy? Những câu hỏi tại sao, tại sao cứ nối tiếp nhau bật lên trong mỗi chúng ta khi đọc đến đó. Nhưng có thể có lí do sau lời khẳng định ấy của người đàn bà làng chài khổ hạnh kia.Trong mắt bà, trong quá khứ, người chồng là kẻ hiền lành, cục tính nhưng không bao giờ đánh đập chị. Nhưng vì hoàn cảnh dồn đẩy người ta vào cái khổ, nên thành quẫn. Vì đông con, vì thuyền chật, vì cuộc sống mưu sinh giữa bao nhiêu là phong ba bão táp nơi biển động hung dữ nên những lúc cảm thấy phẫn uất thì hắn xách chị ra đánh để giải tỏa những gánh nặng cùng cực dồn nén trong lòng. Cái nhìn của người đàn bà như thấu hiểu và cảm thông với những đau khổ của người chồng. Trong mắt chị chính cuộc sống đói nghèo, cực nhọc đã thay tính đổi nết lão chồng, làm thui chột tính người, thui chột cách ứng xử của con người để trở thành kẻ vũ phu độc ác. Khi nói đến đây, nó gợi ta nhớ về những nhân vật người nông dân hiền lành như anh Chí, như Điền,… bị biến chất, bị tha hóa vì tác nhân lớn của cái khổ, cái cực, của hoàn cảnh bế tắc dồn đẩy trong truyện ngắn của Nam Cao. Trong mắt chị, người chồng vừa là tội nhân nhưng cũng là nạn nhân của hoàn cảnh sống, vừa đáng giận nhưng cũng đáng thương. Và dưới cách nhìn nhận đó cũng lí giải vì sao trong mỗi trận đòn roi như lửa cháy mà ông chồng dung hết sức lực trút lên thân xác chị mà chị không bỏ chạy, không kêu thống thiết, không chống đỡ mà chỉ nín lặng. Người phụ nữ ấy chịu đựng sự hành hạ như “ chức phận” của mình để chồng giải thoát những uất ức, đau khổ và thỏa thuận với “ chức phận” đó.

Đến đây, Phùng cũng như người đọc chúng ta phải dừng lại để nghĩ lại, nghĩ nhiều hơn,nghĩ sâu hơn về những gì ta cho là đúng và không thể sai trong cảm nhận đầu tiên về người đàn ông kia. Ta thấy một phần lí lẽ người đàn bà ấy đưa ra cũng không sai. Chị là người đi cùng anh ta một quãng dài cuộc đời nên có thể chị là người hiểu người đàn ông ấy hơn chúng ta rất nhiều vì ta chỉ nhìn thấy ông ta trong khoảnh khắc xuất hiện rồi vụt đi. Và con người nhiều khi cũng vì hoàn cảnh trớ trêu dồn đẩy mà trở nên khác so với những gì mình đã có. Trong Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt ta đã chứng kiến sự đổi khác của Trương Ba khi sông strong hoàn cảnh rất khác những gì ông đã có ngày trước. Trong Lão Hạc, nếu đứng ngoài mọi lời tâm sựu của lão với ông giáo, nếu chỉ nhìn thấy hành động ăn bả chó tự tử của lão bần nông ấy, thì ta chỉ nhìn thấy ở lão sự ngu ngốc, dại dột thay vì nhìn ra tấm lòng thương con bao la của người cha già và sự tự trọng lớn lao có trong người nông dân nghèo khổ ấy. Đúng, nếu ta chỉ dừng lại nhìn nhận một ai đó qua hành động họ làm,lời nói đơn giản trong một khoảnh khắc nào đó, không suy nghĩ ở thể toàn diện mà cứ thế vội vàng kết luận đó là người tốt hay kẻ xấu thì ta chỉ đang phán xét con người mà thôi, đấy không phải  và không bao giờ là sự đánh giá đúng đắn. Nó chỉ khiến ta cực đoan hơn khi nghĩ về con người, tạo khoảng cách nhiều  hơn cho ta hiểu họ mà thôi- vì trong đầu mình đã bị buộc chặt bởi phán xét khó thay đổi. Phải công nhận một điều rằng ta không thể hình dung được người đàn ông vũ phu kia lại có thể từng là một người chồng hiền lành và là người không quên đi trách nhiệm gánh vác chèo chống cho cuộc sống mưu sinh của gia đình hàng chài ấy. Cũng như việc ta không thể tin vào việc trên thuyền cũng có lúc vợ chồng họ vui vẻ, hòa thuận nhưng đó lại là sự thật mà người đàn bà tự bạch. Từ đây, ta thấy được thông điệp nhân văn mà NMC gửi gắm, đó là về cách nhìn người, chúng ta đừng đứng ở ngoài xa để nhìn vào cuộc sống, phải sát gần vào bề sâu, bề sau, bề xa, phải cố hiểu những ngóc ngách sâu thẳm để hiểu về một con người trọn vẹn nhất. Những đánh giá bề ngoài, rất dễ kết luận đúng-sai, xấu- tốt nhưng đó chỉ là cái nhìn hời hợt, thiếu sự đa chiều mà như vậy thì ta không thể hieur về một con người đc vì “ cs đa diện và con người đa đoan”. Hiểu về con người là khó khăn nhất vì con người luôn vận động trong sự phức tạp nên cta cần có sự đầu tư trên con đường hiểu và đến thấu cảm được về họ. Khi đó ta mới cảm nhận được những góc khuất trong tính cách và cả vẻ đẹp giữ những bùn lầy nhất của cuộc sống. Phải vì thế mà NMC đã từng đặt mệnh lệnh cho mình “ Không có quyền miêu tả cuộc sống một cách hời hợt.” và từ đó, sự lo lắng cho con người đã trở thành mối quan hoài thường trực.

Nhà văn Nam Cao từng để nhân vật mình thốt lên rằng: “ Chao ôi với những người ở quanh ta, nếu ta không ố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy ở họ sự gàn dở, xấu xa, bỉ ổi. Không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương” ( Lão Hạc). Và đến đây, một lần nữa NMC lại cho ta lời nhắc nhở sâu kín về cách chúng ta đang hiểu và đánh giá một con người qua cách đánh giá của các nhân vật về người đàn ông làng chài. Đúng, hắn hiện lên với đầy đủ nhất những bằng chứng để ta kết tội rằng hắn là một kẻ đọc ác, tàn bạo và vũ phụ, nhưng ngay cả khi mọi sự bày ra trước mắt như thế, nhưng đằng sau đó vẫn có những sự thật khác cần được hiểu và cần lắng nghe. Đó là sự thật rằng bản tính người đàn ông ấy vồn hiền lành, nhưng vì hoàn cảnh, vì khổ, vì đói nghèo từ miếng xương rồng đắng chát chấm muối ăn qua ngày biển động mà hắn thay tâm tính và trở nên dữ dằn như vậy. Ta không đồng ý cho sự vũ phu bạo tàn của hắn ta là đúng, vì dù gì nỗi khổ ấy đâu phải mình hắn gánh vác mà người vợ kia cũng cực nhọc bươn trải rất nhiều, nhưng ta cũng hiểu rằng, đằng sau mỗi con người luôn có một cuộc đời rất riêng, rất sâu thẳm, ở đó có những tiếng nói thầm kín cần được lắng nghe để thấu hiểu. Vfa nếu hiểu được thông điệp này thì hành trình kết nối con người sẽ gần gũi hơn và ít khó khăn hơn bao giờ hết.