Phật Tổ Như Lai là ai? Có thật không? Sự tích cuộc đời Ngài?

Phật Tổ Như Lai là ai? Có thật không? Sự tích cuộc đời Ngài?

Phật Tổ Như Lai là ai? Có thật không? Sự tích cuộc đời Ngài?

Với những người có lòng thành kính và quan tâm đến Phật pháp, chắc chắn đều nghe và biết đến vị Phật Tổ Như Lai. Đặc biệt khi tu học Phật pháp, chúng ta cần phải tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật một cách chuẩn xác để biết rõ Ngài đã nỗ lực, hy sinh ra sao để trở thành một vị Phật toàn giác. Trong bài viết này, cùng Công Decor tìm hiểu về Phật Tổ Như Lai là ai? Phật Tổ Như Lai có thật không? Sự tích về cuộc đời Ngài?

Phật Tổ Như Lai là ai?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu Phật Tổ Như Lai là ai mà nhận được sự khâm phục, kính trọng trong nền tảng giáo lý Phật pháp.

Phật Tổ Như Lai hay còn được gọi là Bổn Thích Ca Mâu Ni Phật, là người tạo lập và xây dựng nền tảng của Đạo Phật ngày nay. “Như Lai” trong tiếng Phạn để chỉ chân lý tuyệt đối, chân lý của sự thật và là bản thể của vũ trụ vạn hữu. Đức Phật Như Lai đem đến cho chúng sinh con đường chân thực, để soi sáng cho chúng sinh thấu rõ chân lý để đi trên con đường của chánh giác, tỉnh thức.

Đồng thời, Phật Tổ Như Lai còn là bậc Đức Phật toàn giác – bậc tự mình đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế đầu tiên, không thầy chỉ dạy, chứng đắc Tứ Thánh Đạo, Tứ Thánh Quả, Niết Bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền não, tham ái, trở thành bậc Thánh A La Hán đầu tiên trong tam giới chúng sinh.

Phật Tổ Như Lai có hiệu là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phật Tổ Như Lai có hiệu là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Tổ Như Lai có thật không?

Đức Phật Tổ Như Lai là một nhân vật lịch sử có thật. Đức Phật không phải là một vị Thượng Đế hay đấng sáng tạo sinh ra muôn loài, cũng không phải một vị thần, vị trời, đấng tiên tri hay một sứ giả của Thượng đế như các tôn giáo khác. Đức Phật chỉ là một con người, và bằng nỗ lực của một con người, Ngài trở thành một người có trí tuệ siêu việt.

Vậy câu hỏi đặt ra Phật Tổ Như Lai có thể cứu rỗi chúng ta không? Câu trả lời là “Không”, bởi trong Phật Giáo đã nói một cách xác quyết rằng: “Không ai có thể cứu rỗi được chúng sinh” và ‘Không thể cầu xin người nào dứt trừ phiền não cho mình”.

Những gì mà Đức Phật có thể làm là dạy cho chúng ta phương pháp loại trừ phiền não để tự cứu chính mình. Như vậy Đức Phật Tổ Như Lai giống như một vị Thầy hướng dẫn cho chúng ta, và chính chúng ta phải thực hành đúng theo những lời Ngài dạy bằng nỗ lực tự thân.

Đức Phật là một vị Thầy có đủ khả năng giúp chúng ta bước đi trên con đường đúng đắn, thiện lành và thực sự đưa đến giải thoát, loại trừ mọi ô nhiễm trong tâm.

Phật Tổ Như Lai có phải Phật A Di Đà không?

Rất nhiều Phật từ hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa Đức Phật A Di Đà và Phật Tổ Như Lai. Như giải thích ở trên, Phật Tổ Như Lai là một vị Phật có thật trong lịch sử, Ngài là giáo chủ cõi Ta Bà nơi chúng sinh đang sinh sống. Còn Đức Phật A Di Đà là vị Phật chỉ xuất hiện trong kinh điển của Phật Giáo, ngài là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc.

Hình ảnh Phật A Di Đà - giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc
Hình ảnh Phật A Di Đà – giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc

Sự tích về cuộc đời của Phật Tổ Như Lai

Sau khi chúng ta đã hiểu về Phật Tổ Như Lai là ai và Ngài mang vai trò gì trong thế giới Phật pháp, Công Decor sẽ tóm lược để bạn đọc có thể nắm bắt được lược sử về cuộc đời Phật Tổ Như Lai:

Đời sống vương giả

Nhằm vào ngày trăng tròn 08/04, năm 624 trước Công Nguyên, tại thành Ca Tỳ La Vệ, bên ranh giới Ấn Độ của xứ Nepal ngày nay, hoàng hậu Maya có hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa. Trước khi hạ sinh thái tử, hoàng hậu mơ thấy giấc mơ lạ, đó là gặp một luồng sáng trắng chiếu rọi, mang hình ảnh một con voi trắng lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông hoa sen trắng muốt. Đó là điềm lành, và đúng như vậy, vị thái tử bà hạ sinh, sau này trở thành vị Phật toàn giác mà chúng ta đang nói đến.

Vì không muốn Thái Tử xuất gia tu đạo, Đức vua đã sắp xếp để ngài hưởng thụ một cuộc sống xa hoa trong 13 năm nên không biết chi đến nỗi khổ của nhân loại bên ngoài. Tuy nhiên, càng trưởng thành, Thái Tử càng nhận thức ánh sáng chân lý rọi soi mọi vật, ngài thường suy niệm về cõi Niết Bàn chính là hạnh phúc tối thượng và tuyệt đối.

Xuất gia tìm đạo

Đời sống vương giả không còn thích hợp với một vị Phật tương lai, Thái Tứ đang từ bỏ cung vàng, điện ngọc, người cha yêu quý, người vợ đẹp và con thơ để đi tìm con đường giác ngộ.

Đến sáng hôm sau, ngài dừng lại bên bờ sông Anoma, tự cạo râu tóc, khoác lên mình tấm y vàng, tự nguyện sống đời tu sĩ, chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất.

Ngài đã đến khu rừng Uruvela, bên sông Ni Liên Thiền, cùng 5 tu sĩ, tinh thần thực hành khổ hạnh vì đây là lối tu được nhiều người ưa chuộng ngày đó. Sau 6 năm khổ hạnh, thân thể Ngài dần yếu ớt mà tâm linh không có chút gì tiến bộ. Vì vậy, ngài quyết định từ bỏ Pháp tu sai lệch này.

Chứng ngộ Phật quả

Sau khi nhận thức, Đức Phật phát nguyện: “Dù cho máu có cạn, thịt có khô, da bọc xương, ta cũng không rời khỏi chỗ này cho đến khi giác ngộ”. Mặc kệ cho khó khăn bị Ma Vương cản lỗi, Đức Phật vẫn tiếp tục hành thiền để đạt đến quả Phật.

Cuối cùng Ngài đã trở thành bậc Thánh Đại A La Hán cao thượng đầu tiên lúc bình minh trong rừng Uruvela, vào năm 589 trước Công nguyên, khi Ngài 35 tuổi.

Chuyển Pháp luân

Sau khi trở thành Đức Phật Chánh Đẳng giác Gotama, Đức Phật Tổ Như Lai dành 7 tuần lễ ngụ quanh cội cây bồ đề để tri ân, an hưởng hạnh phúc Niết Bàn và quán xét về các Pháp siêu tam giới.

Bốn mươi năm năm truyền Phật pháp của Đức Phật Tổ Như Lai

Theo thông lệ của Chư Phật, Đức Thế Tôn thường du hành khắp mọi nơi, thuyết Pháp tế độ những chúng sinh hữu duyên. Ngài cần mẫn làm công việc giảng Pháp để hóa độ chúng sinh khỏi phiền não tham sân si trong suốt 45 năm cuộc đời.

Phật Tổ Như Lai chuyển pháp luân
Phật Tổ Như Lai chuyển pháp luân

Đức Phật tịch diệt Niết Bàn tại Kusinara

Vào buổi chiều ngày rằm tháng tư, khi đến khu rừng Sala tại Kusinara, Ngài nằm nghiêng bên phải, đầu hướng bắc, hai chân duỗi thẳng so le, giảng pháp đề cao sự cao thượng của cúng dường thực hành chánh pháp cao thượng hơn sự cúng dường phẩm vật. Sau đó Ngài tịch diệt Niết Bàn, vào năm 844, thọ 80 tuổi.

Đó là hành trình mà Phật Tổ Như Lai đã đi qua trong kiếp sống cuối cùng ở nhân thế. Ngài đã là vị Phật Tổ đặt nền móng đầu tiên cho Phật Giáo trong cõi Ta Bà của chúng ta. Hiện nay, Phật giáo vẫn là một tôn giáo mang những giá trị tín ngưỡng vô cùng cao đẹp, được nhiều người con hướng về để tu dưỡng đạo đức, thân tâm, giữ cho mình trái tim và khối óc tỉnh thức, yêu thương. Nhớ về công ơn của Phật Tổ Như Lai, mỗi khi đứng trước tượng của Ngài, chúng ta hãy thành tâm chắp niệm, cầu độ bình an và sám hối tội lỗi trước Ngài. Chắc chắn đây cũng là một cách hiệu quả để thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến nghĩ thiện, cảm thiện và hành thiện mỗi ngày.

Đến đây, Công Decor rất hy vọng bài viết cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc luôn tìm được sự an nhiên, tĩnh tại cho tâm hồn!