Phép liên kết là gì? Các phép liên kết và ví dụ phép liên kết
Tóm tắt nội dung bài viết
Một yêu cầu cơ bản để tạo nên một đoạn văn có tính chặt chẽ và khoa học đó chính là sự liên kết liền mạch, thống nhất giữa các câu trong đoạn văn. Và một trong những điều tạo nên sự liên kết này chính là phép liên kết trong văn bản. Vậy phép liên kết là gì? Các phép liên kết trong đoạn văn là gì? Trong bài viết này, cùng Công Decor tìm hiểu về các phép liên kết xuất hiện trong văn bản nhé!
Phép lặp
Khái niệm
- Lặp lại ở câu sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ:
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết…
Nhận xét: Lặp lại ở hai câu liên tiếp từ “Chúng”. Đây được gọi là phép lặp.
Phép thế
Khái niệm
- Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Tác dụng
- Tránh lỗi lặp từ + liên kết câu
Phân loại
- Dùng đại từ (nó, hắn, họ, chúng nó…)
Ví dụ: Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên.
Nhận xét: Thay từ “Chí Phèo” bằng “hắn”.
- Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó…
Ví dụ: Chúng ta đã giành chiến thắng. Điều đó là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực suốt thời gian qua.
Nhận xét: “Điều đó” nhằm nhắc đến ý của cả câu trước.
Phép nối
Khái niệm
- Sử dụng ở câu đứng sau QUAN HỆ TỪ
- Vì vậy, Do đó – quan hệ nguyên nhân – kết quả;
- Tuy nhiên, Nhưng, Mặc dù vậy, Trái lại – quan hệ tương phản, đối lập
- Thêm vào đó, Hơn thế nữa, Bên cạnh đó – quan hệ bổ sung
- Trước đó, Sau đó, Cuối cùng – quan hệ thứ tự
Ví dụ:
Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Khái niệm
- Sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Phân loại
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
Ví dụ 1:
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Chí Phèo, Nam Cao)
Nhận xét: Liên tưởng theo đặc trưng tính cách của con người và sử dụng từ trái nghĩa.
Ví dụ 2:
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ”.
Nhận xét: Liên tưởng theo đặc trưng của sự vật, hiện tượng
Lưu ý quan trọng khi tạo lập phép liên kết trong đoạn văn
Trong các đề thi văn vào 10 tại Hà Nội, thường trong đoạn văn nghị luận văn học, bạn sẽ thấy được rằng người ra đề sẽ có 2 yêu cầu tiếng Việt để học sinh phát triển kỹ năng tạo lập đoạn văn.
Một trong những yêu cầu tiếng Việt thường được đính kèm nhất đó chính là: phép liên kết. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc một số lưu ý sau đây để đơn giản hóa việc tạo lập phép liên kết trong đoạn văn:
Lưu ý quan trọng khi tạo lập phép lặp
- Lặp lại một cụm từ chỉ một đối tượng ở hai câu văn liên tiếp trong một đoạn văn. (Nhấn mạnh là hai câu văn liên tiếp)
Ví dụ:
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung son sắt, trọng tình nghĩa vợ chồng. Ngay từ đầu tác phẩm, Vũ Nương đã được giới thiệu là người con gái đẹp người, đẹp nết “tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, nên Trương Sinh cảm mến mà mang trăm lạng đến xin cưới nàng về làm vợ. Trước tiên, sự thủy chung của nàng được thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng. Nàng hiểu chồng “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nên nàng luôn khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Sau đó, khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã bày tỏ tấm lòng mình qua lời dặn dò tha thiết. Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả, xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm, chỉ mong Trương Sinh trở về với “hai chữ bình yên”. Nàng cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận, và bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình. Qua đó, cho chúng ta thấy Vũ Nương thực sự là một người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng. Không chỉ vậy, trong tháng ngày xa chồng, tình yêu trong nàng được minh chứng bằng nỗi nhớ chồng đi cùng năm tháng: “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”. Nàng một mực giữ gìn tiết hạnh trong sạch của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Những nỗi nhớ, niềm thương và sự trinh bạch của Vũ Nương chẳng phải đã nói lên được tất cả vẻ đẹp thủy chung, trọng tình nghĩa ở nàng hay sao? Bằng sự am hiểu tâm lý nhân vật cùng với ngòi bút xây dựng cốt truyện độc đáo, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự trân trọng, tấm lòng ngợi ca đến vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Nhận xét: Tên gọi “Vũ Nương” – nhân vật chính trong truyện được lặp lại ở hai câu văn liên tiếp. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành việc tạo lặp phép liên kết phép lặp trong đoạn văn.
Lưu ý quan trọng khi tạo lập phép thế
- Thay thế cụm từ này bằng cụm từ khác trong hai câu văn liên tiếp, hai cụm từ cùng chỉ một đối tượng (nhấn mạnh là cùng chỉ một đối tượng).
Ví dụ:
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung son sắt, trọng tình nghĩa vợ chồng. Ngay từ đầu tác phẩm, nàng đã được giới thiệu là người con gái đẹp người, đẹp nết “tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, nên Trương Sinh cảm mến mà mang trăm lạng đến xin cưới nàng về làm vợ. Trước tiên, sự thủy chung của nàng được thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng. Nàng hiểu chồng “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nên nàng luôn khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Sau đó, khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã bày tỏ tấm lòng mình qua lời dặn dò tha thiết. Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả, xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm, chỉ mong Trương Sinh trở về với “hai chữ bình yên”. Nàng cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận, và bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình. Qua đó, cho chúng ta thấy Vũ Nương thực sự là một người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng. Không chỉ vậy, trong tháng ngày xa chồng, tình yêu trong nàng được minh chứng bằng nỗi nhớ chồng đi cùng năm tháng: “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”. Nàng một mực giữ gìn tiết hạnh trong sạch của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Những nỗi nhớ, niềm thương và sự trinh bạch của Vũ Nương chẳng phải đã nói lên được tất cả vẻ đẹp thủy chung, trọng tình nghĩa ở nàng hay sao? Bằng sự am hiểu tâm lý nhân vật cùng với ngòi bút xây dựng cốt truyện độc đáo, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự trân trọng, tấm lòng ngợi ca đến vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Nhận xét: Thay thế cách gọi “Vũ Nương” bằng từ “nàng” nhưng vẫn cùng chỉ một đối tượng.
Lưu ý quan trọng khi tạo lập phép nối
- Sử dụng quan hệ từ để nối hai câu văn liên tiếp trong một đoạn văn (nhấn mạnh là quan hệ từ được đặt ở đầu câu văn).
Ví dụ:
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung son sắt, trọng tình nghĩa vợ chồng. Ngay từ đầu tác phẩm, nàng đã được giới thiệu là người con gái đẹp người, đẹp nết “tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, nên Trương Sinh cảm mến mà mang trăm lạng đến xin cưới nàng về làm vợ. Trước tiên, sự thủy chung của nàng được thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng. Nàng hiểu chồng “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nên nàng luôn khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Sau đó, khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã bày tỏ tấm lòng mình qua lời dặn dò tha thiết. Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả, xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm, chỉ mong Trương Sinh trở về với “hai chữ bình yên”. Nàng cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận, và bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình. Vì vậy, chúng ta thấy Vũ Nương thực sự là một người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng. Không chỉ vậy, trong tháng ngày xa chồng, tình yêu trong nàng được minh chứng bằng nỗi nhớ chồng đi cùng năm tháng: “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”. Nàng một mực giữ gìn tiết hạnh trong sạch của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Những nỗi nhớ, niềm thương và sự trinh bạch của Vũ Nương chẳng phải đã nói lên được tất cả vẻ đẹp thủy chung, trọng tình nghĩa ở nàng hay sao? Bằng sự am hiểu tâm lý nhân vật cùng với ngòi bút xây dựng cốt truyện độc đáo, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự trân trọng, tấm lòng ngợi ca đến vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Nhận xét: Quan hệ từ “Vì vậy” được đặt ở đầu câu văn, liên kết câu văn trước và câu văn sau với nhau. Đó chính là phép thế.
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th9
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th9
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th9
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th9