Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện siêu hay dành cho học sinh lớp 6
Tóm tắt nội dung bài viết
Thuyết minh là một dạng văn bản yêu cầu kiến thức sâu của người viết về một đối tượng được giới thiệu. Chính vì vậy, việc học và rèn luyện cách viết một đoạn hoặc bài văn thuyết minh sẽ giúp chúng ta phát triển được tư duy tìm hiểu và giới thiệu, đề xuất một đối tượng đến người đọc, người nghe. Trong bài viết này, cùng Công Decor tham khảo những mẫu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện được chọn lọc, siêu hay lớp 6. Cùng tham khảo ngay dưới đây nhé!
Dàn bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu về sự kiện cần thuyết minh
Thân bài
Thuyết minh về sự kiện theo trình tự thời gian:
- Thời điểm, địa điểm tổ chức sự kiện
- Lịch sử và ý nghĩa của sự kiện
- Những tiết mục được diễn ra trong sự kiện
- Điều bạn ấn tượng nhất khi tham gia sự kiện
Kết bài
- Nêu ý nghĩa của sự kiện
- Phát biểu cảm nghĩ của bản thân
Mẫu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Mẫu 1: Ngày khai trường
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS………… làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt lad chào đón những học sinh lớp 6 vnhuw chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh .
Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.
Mẫu 2 : Tết Trung Thu
Hằng năm Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Tiêu,…mà trong số đó ta không thể không kể đến Tết Trung Thu. Tết về mang theo không khí náo nức vui tươi trong những câu hát rước đèn: “Tùng rinh rinh…Tùng tùng tùng …rinh rinh…”, mang theo cái ấm áp của sự sum vầy, mang theo niềm tự hào về văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của đất nước.
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, Tết Hoa Đăng. Tết có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan,… trong đó có Việt Nam.
Về nguồn gốc của Tết Trung Thu còn chưa thực rõ ràng. Bà kể cho cháu nghe, mẹ kể cho con nghe mỗi đêm rằm tháng 8 về câu chuyện: “Chú Cuội cung trăng”, hay về Hằng Nga và Hậu Nghệ, về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Nguồn gốc của Tết Trung Thu lại lẫn vào màn sương mờ của sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, khiến các em nhỏ càng háo hức trông đợi mỗi dịp tết về. Nhiều nhà khoa học lại cho rằng: những hình ảnh đầu tiên của Tết Trung Thu xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Và người ta tin rằng Tết Trung Thu kết tinh từ hai nền văn minh lúa nước Trung Hoa và văn minh đồng bằng châu thổ sông Hồng với hình thức đầu tiên là mừng cho mùa màng bội thu.Nhưng dẫu bắt nguồn từ đâu, và có từ bao giờ thì tết Trung Thu từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức, trong hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người Việt Nam xưa và nay, trở thành một phong tục đẹp đẽ, đáng tự hào của dân tộc ta.
Tết Trung Thu sở dĩ đáng được mong chờ bởi nó có nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước tết Nguyên Đán người ta rậm rịch lên lửa gói bánh, luộc bánh chưng, giã bánh giầy thì trước mấy ngày đến Tết Trung Thu, đi trên khắp nẻo đường phố, ngõ xóm đều có thể nghe nức mùi bột bánh nướng bánh dẻo chuẩn bị cho Trung Thu. Người ta nô nức làm bánh, mua bánh, tặng bánh cho nhau. Những chiếc bánh vuông vắn, ngọt vị mứt, bùi bùi vị thịt và thơm mùi lá chanh khiến cho cái Tết càng trở nên ngọt ngào, ấm áp. Bên cạnh bánh trung thu, món quà người lớn thường tặng cho trẻ em là đồ chơi. Chúng thường là những mặt nạ có hình thù ngộ nghĩnh hay những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân sáng rực, xinh xắn. Ngoài làm bánh, tặng quà cho nhau, thì nhà nhà người người đều làm đèn lồng để treo trước cửa nhà mình và chỉ cách ngày rằm khoảng 2 tuần thôi mà chạy dọc các đường phố đều có treo đèn lồng sáng rực. Trên các đường phố có nhiều em nhỏ đến từng ngôi nhà, gõ cửa múa lân hay nhảy múa, biểu diễn văn nghệ để xin những đồng tiền lấy may hay những cái bánh cái kẹo ngọt ngào.Không khí trước Tết xôn xao náo nức nhắc nhở mọi người ai ở phương xa cũng trở về gia đình để đón cái Tết Trung Thu thật ấm áp. Trong ngày Tết Trung Thu các hoạt động lại càng sôi nổi hơn thế. Trăng tròn vành vạnh lên cao, treo lơ lửng giữa đỉnh trời, tỏa ánh sáng dịu dàng mát rượi chan hòa khắp muôn nơi. Và dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca với những chiếc đèn lồng trong tay “ Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài , cán cao qua đầu…”. Và được mong chờ nhất là màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống : “Tùng tùng tùng cắc tùng tùng tùng tùng…”. Bao giờ cũng vậy, màn múa lân luôn mang đến niềm hân hoan cho những em nhỏ và niềm vui cho mọi người.
Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, hội ngộ, ngày mà mọi người được quây quần sum vầy bên nhau bên mâm ngũ quả, thưởng thức những chiếc bánh trung thu; ngày trẻ em được cùng nhau nô đùa thỏa thích được ăn bánh kẹo, được nhận nhiều đồ chơi mà còn là một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt. Nhà thơ Tản Đà: “ Cứ mỗi năm rằm tháng tám đến” lại “ Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Thu đi vào trong những câu hát nằm lòng với mỗi thiếu nhi:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bươm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu…
Cứ như thế, mỗi mùa Trung Thu đến lại để lại trong lòng người những dư vị không thể nào phai.
Xã hội càng phát triển, con người càng bận rộn chạy theo những giá trị vật chất mà đôi khi lãng quên những giá trị tinh thần. Bởi vậy, Tết đến là dịp quý giá để con người xích lại gần nhau, trao cho nhau tình cảm. Và giữ được vẻ hân hoan, náo nức của cái Tết cũng chính là giữ được màu tươi trong bản sắc văn hóa của dân tộc.
Mẫu 3: lễ hội chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương là một trong năm lễ hội dân gian lớn nhất của Việt Nam và cũng là một lễ hội thu hút nhiều du khách nhất trong tổng số hơn 7000 lễ hội dân gian (Thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch). Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng thờ bà Chúa Ba được diễn ra từ ngày mùng 6 tháng giêng.
Hội chùa Hương được diễn ra trên địa bàn chùa Hương, nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày nay hội chùa Hương thường được mở ra sớm hơn, ngày khai hội là ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, trùng với ngày lễ khai sơn của người dân nơi đây. Bắt đầu từ ngày mùng 6 lễ khai hội thu hút rất đông các tín đồ và khách du lịch, ngày khai hội sẽ có phần lễ dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng rất long trọng do các chức trách của địa phương tổ chức. Sau phần lễ là phần hội kéo dài suốt tháng giêng đến gần hết tháng ba khi tiết trời đã hết xuân sang hè. Trong khoảng thời gian này, du khách thập phương sẽ đi trẩy hội theo ba tuyến chính là Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân. Tuyến Hương Tích là tuyến chính, những địa điểm đặc sắc đều tập trung ở đó, khách đi thuyền trên sông Hương để ghé qua các di tích đền chùa như: đền Trình, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích.
Tuyến Tuyết Sơn, du khách sẽ đi qua các núi, vách đá kỳ vĩ như núi Thuyền Rồng, Con Phượng, tới Điện Cơ, động Ngọc Long. Tuyến Long Vân sẽ đi tham quan chùa Long Vân, nơi đây có di tích lưu dấu của người xưa. Đến với hội chùa Hương, du khách và các tín đồ Phật giáo được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của hội làng, với nhiều trò chơi dân gian, tinh thần hòa mình vào thiên nhiên, hồi tưởng lại cội nguồn và lịch sử dân tộc. Sự hấp dẫn của lễ hội chùa Hương không chỉ bởi vẻ đẹp của phong cảnh non nước hữu tình mà còn bởi vẻ đẹp sâu lắng, giàu giá trị lịch sử, triết lí dân gian nằm trong các đền, chùa, hang động. Hội chùa Hương đến hết tháng ba thì khép lại, tuy nhiên đó chỉ là khép lại lễ hội còn hoạt động du lịch hay lễ chùa vẫn diễn ra liên tục, khách du lịch và các Phật tử có thể hành hương về chùa bất cứ dịp nào.
Thời gian thăng trầm trôi qua, lễ hội chùa Hương cho từ xưa đến nay vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân miền Bắc. Lễ hội là dịp lan tỏa nét đẹp văn hóa thuần khiết, nguyên sơ, đưa con người về lại những giá trị cội nguồn tốt đẹp.
Mẫu 4: SEA GAMES 31
SEA Games 31 – Đại hội Thể thao Đông Nam Á là một sự kiện thể thao quan trọng và nổi bật nhất của thể thao Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch tổ chức SEA Games 31 tại Hà Nội từ năm 2021 đã phải chuyển sang năm 2022.
Sự kiện SEA Games 31 được diễn ra từ ngày 5/5/2022 cho đến ngày 23/5/2022, được tổ chức tại trung tâm là Hà Nội và các nhà thi đấu, sân vận động của các địa phương lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Sự kiện thể thao của toàn bộ 11 nước khu vực Đông Nam Á có 40 môn thi đấu với 526 nội dung, bắt đầu bước vào thi đấu từ ngày 6/5/2022. Lễ khai mạc SEA Games 31 được diễn ra vào ngày 12/5/2022 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, và lễ bế mạc cũng được tổ chức tại đây vào ngày 23/5 tới. Các môn thi đấu sớm nhất tại SEA Games 31 là: bóng đá nam, bóng ném bãi biển và Kickboxing (bắt đầu từ ngày 6/5), tiếp theo đó lần lượt là các môn thi khác trong tổng số 40 môn thi: Bắn cung, Bắn súng, Billiard Snooker, Bi sắt, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng rổ,… Ngày 22/5 sẽ là ngày thi cuối cùng kết thúc cuộc đua giành huy chương vàng của các vận động viên SEA Games 31.
Sự kiện SEA Games 31 được khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân Việt Nam đều được vào xem miễn phí, vừa góp phần quảng bá SEA Games 31 tới toàn thể nhân dân vừa để cổ vũ tinh thần cho các vận động viên, tạo nên một thế vận hội thể thao Đông Nam Á thành công và đáng nhớ.
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th7
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th7
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th7
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th7
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th7