Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

“Bạo lực học đường” là một góc tối màu xám luôn tồn tại trong môi trường giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào, và ở Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Bạo lực học đường đã, đang và có nguy cơ trở thành một vấn nạn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của vấn nạn này. Chính vì vậy việc dành sự quan tâm của bản thân cho vấn đề xã hội này là một điều đáng để chúng ta dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như suy nghĩ giải pháp. Vậy Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề này như thế nào? Cùng Công Decor tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Bạo lực học đường là gì?

Để hiểu được tường tận khái niệm bạo lực học đường là gì, chúng ta cần tìm hiểu bóc tách hai khái niệm: Bạo lực & Học đường.

  • Về khái niệm “Bạo lực”, theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra,   “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.

Như vậy hiểu đơn giản nhất thì bạo lực là việc sử dụng sức mạnh dùng để đe dọa và có thể gây ra thương tích về thể chất hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực.

  • Về khái niệm học đường, học đường chính là môi trường mà ngành giáo dục tạo ra để các em trong lứa tuổi học sinh, sinh viên có thể học tập, vui chơi, sinh hoạt, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần của thế hệ trẻ.

Như vậy, bạo lực học đường là những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục học đường. Đó là những hành vi sử dụng sức mạnh để đeo dọa, xúc phạm, gây ra thương tích về thể chất hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực trong môi trường giáo dục học đường.

Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến bao gồm:

  •  Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;
  • Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công, xúc phạm bằng lời nói khiến cho người bị bạo lực chịu những sức ép đè nặng trong tinh thần, dẫn đến tâm lý bất ổn;
  •  Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên;
  • Cách hình vi khác.

Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay

Trên thế giới:

  • Theo Liên Hợp Quốc, ước tính rằng mỗi năm có 246 triệu bé gái và bé trai bị bạo lực trong và xung quanh trường học.
  • Theo báo cáo của UNESCO và WHO năm 2019, trên toàn cầu, cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị bắt nạt. Tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau cũng gần với con số này .
  • Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát ở 5 quốc gia gồm Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy, cứ 10 học sinh thì có 7 em từng phải chịu bạo lực học đường.
  • Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%.
  • Tại Trung Quốc, số liệu báo cáo do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố, trong 11 tháng đầu năm 2016 có 2.337 học sinh bị kết tội vì gây bạo lực học đường.
  • Tại Nhật Bản, khảo sát năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này cho thấy số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức kỷ lục là 224.540 trường hợp, tăng hơn 36.400 trường hợp so với năm 2015.

Thực trạng về bạo lực học đường tại Việt Nam

  • Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.
  • Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (2019) thực hiện đã chỉ ra rằng, phần lớn hành vi bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực thường bao gồm bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực.
  • Đáng chú ý là sự gia tăng của bạo lực trên mạng (cyberbullying) trong các năm gần đây. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (2020) cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020.
Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?
Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

Hậu quả của bạo lực học đường

Ảnh hưởng đến bản thân học sinh, sinh viên – những đối tượng là người trong cuộc

Đối với người bị bạo lực

  • Nạn nhân của bạo lực học đường thường gặp phải rất nhiều tổn hại về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần. Các em phải chịu đựng và trải qua những đau đắn về thể chất (vết thương, đau nhức,..) và cũng bị đe dọa không nhỏ đến sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu, sợ hãi, hoảng loạn, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
  • Đồng thời khi chịu được những sức ép về thể chất cũng như tinh thần này, các em sẽ không dễ dàng tập trung cho công việc học tập, từ đó dẫn đến tình trạng học tập bị sa sút, sợ hãi không thích đến trường, ảnh hưởng nhiều đến tương lai của các em.
  • Tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng cao, mà một phần nguyên nhân lớn đến từ bạo lực học đường. Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất mà bạo lực học đường gây ra. Nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ tự tử ở tuổi 15-19 tăng từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021.

Đối với người bạo lực

  • Người thực hiện các hành vi bạo lực chắc chắn sẽ phải chịu những mức phạt nghiêm khắc của nhà trường và thậm chí là pháp luật (nếu để lại hậu quả nghiêm trọng). Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý của người bạo lực, đặc biệt khi các em chỉ vẫn đang trong độ tuổi vị thành niên.
  • Để lại vết xám không lành mạnh, từ đó hình thành xu hướng bạo lực và ưa bạo lực ở các bạn trẻ. Ảnh hưởng tới tương lai của chính bản thân các bạn.

Ảnh hưởng đến gia đình

  • Gây ra tình trạng căng thẳng, xáo trộn, lo âu trong không khí gia đình. Đồng thời với cả gia đình học sinh bị bạo lực hay phụ huynh của học sinh gây ra bạo lực, các bậc phụ huynh cũng luôn lo lắng cho tình trạng của con em mình mỗi khi đến trường. Điều này khiến tâm lý phụ huynh cũng trải qua nhiều phấp phỏng, lo âu.

Ảnh hưởng đến nhà trường

  • Những sự việc không tốt diễn ra ngay trong môi trường cần nhất sự trong sáng, lành mạnh để các con em được phát triển và giáo dục đã làm mất đi sự tín nhiệm của phụ huynh tới nhà trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục văn minh.
  • Nhà trường cũng phải giải quyết những mâu thuẫn không đáng có.

Ảnh hưởng đến xã hội

  • Những hành vi bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến nét văn hóa truyền thống trong học đường cũng như vi phạm chuẩn mực đạo đưc xã hội.
  • Nếu hiện tượng này lan tràn nhiều, sẽ tạo ra hiệu ứng xấu, khiến xu hướng bạo lực trở nên phổ biến trong xã hội , từ đó hình thành nhiều tệ nạn từ việc suy thoái, biến chất của một thế hệ giới trẻ.

Nguyên nhân của bạo lực học đường

Nguyên nhân chính của vấn nạn bạo lực học đường xoay quanh chủ yếu  3 nguyên nhân chính như sau:

  • Thứ nhất, là sự thiếu sót trong công tác quản lý và giáo dục của nhà trường và gia đình.

Để xảy ra những vụ việc, hành vi bạo lực trong chính môi trường được xây dựng để giáo dục con người, phần lớn đến từ việc nhà trường chưa có kế hoạch phòng ngừa và xử lý bạo lực học đường hiệu quả. Chỉ khi sự việc xảy ra, mọi người mới xử lý, như khi có cháy mới dập lửa. Điều này không giải quyết được triệt để gốc rễ của vấn đề, cũng như không có cơ chế hệ thống để các học sinh, sinh viên, giáo viên nhìn vào và thấy được hậu quả trước khi thực hiện hành vi.

Nhiều gia đình không thực sự quan tâm đến hoạt động học tập và sinh hoạt của con em mình, không giáo dục cho con em những giá trị đạo đức và kỹ năng sống cần thiết để ứng xử xã hội.

  • Thứ hai, là sự ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội và truyền thông.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội có vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin và kiến thức cho người dùng. Tuy nhiên, không ít thông tin và nội dung trên các kênh truyền thông là sai lệch, thiếu chính xác, lan tràn và cổ vũ cho những hành vi bạo lực. Nhiều học sinh, sinh viên tiếp nhận những thông tin này một cách bị động và thiếu phản biện, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực về tư duy và hành vi. Họ có thể bắt chước những hành vi bạo lực mà họ thấy trên phim ảnh, game online hay video clip trên mạng xã hội.

  • Thứ ba, là sự thiếu chín chắn về nhận thức và tâm lý của các em học sinh, sinh viên.

Đây là giai đoạn mà các em đang trong quá trình phát triển về thể chất và tinh thần, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Nhiều em có xu hướng ham muốn được thể hiện, chứng tỏ bản thân, không biết cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Điều này có thể dẫn đến việc các em tham gia vào những hành vi bạo lực, xung đột và tranh chấp vô ích. Các em cũng có thể chịu ảnh hưởng từ bạn bè và môi trường xung quanh, dẫn đến việc học tập những hành vi tiêu cực.

Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường

Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta cần tập trung vào những giải pháp sau:

  • Thứ nhất, giáo dục đạo đức phải được chú trọng hơn nữa.

Các chương trình giảng dạy trong nhà trường cũng như tại ia đình cần tập trung vào kỹ năng, tri thức cuộc sống, giáo dục để con em mình nhận thức được hành vi đạo đức,cách ứng xử đúng giữa người với người. Nhà trường cần biến những giờ học đạo đức thuần giáo lý khô khan thành những bài giảng truyền cảm hứng sống đẹp thực thụ đến các thế hệ trẻ.

  • Thứ hai, ngăn chặn những nội dung sai lệch liên quan đến bạo lực trên mạng xã hội

Đây là việc làm mang tính vĩ mô, cần sự chung tay giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức để làm trong sạch hóa môi trường mạng xã hội – nơi học sinh, sinh viên hàng ngày, hàng giờ tiếp cận rất nhiều.

  • Thứ ba, cần những kế hoạch xử lý chuyên nghiệp để phòng ngừa bạo lực học đường trước khi hành động đó xảy ra.