FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)

FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)

FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)

Chúng ta thường được nghe trên truyền thông những cụm từ như “FED tăng lãi suất”, FED “bơm tiền” trong các bản tin kinh tế tài chính. Vậy FED là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò, nhiệm vụ và những ảnh hưởng của FED – hay còn gọi là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong bài viết dưới đây nhé! Mời bạn đọc theo dõi.

FED là gì?

FED (Federal Reserve System) hay còn được gọi với tên tiếng Việt là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chính là tổ chức Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Tổ chức này chính thức thành lập vào ngày 23/12/1913. Sự ra đời của FED – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được phê duyệt bởi tổng thống Woodrow Wilson nhắm thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho nền tài chính cũng như kinh tế của Mỹ.

Về cơ cấu tổ chức, FED bao gồm các cơ sở tài chính của chính phủ và tư nhân, cụ thể gồm các thành phần dưới đây:

  • Hội đồng Thống đốc: được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa Kỳ và được Thượng viện thông qua. Bao gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, với nhiệm vụ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
  • Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) : cơ quan với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở liên bang như mua bán trái phiếu chính phủ, giao dịch ngoại hối,…
  • Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang: bao gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên Bang khu vực, có trụ sở ở các thành phố lớn như Boston, New York, Chicago,..
  • Các ngân hàng thành viên.

Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)

Vai trò và nhiệm vụ của FED

Chắc chắn khi chúng ta hiểu được FED là gì và bước đầu hình dung được bộ máy cơ cấu tổ chức của FED, chúng ta sẽ biết được đây là một tổ chức đầu não đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế Mỹ. Vậy vai trò và nhiệm vụ cụ thể của Cục Dự Trự Liên bang Hoa Kỳ này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Vai trò của FED

  • Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là một tổ chức hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.
  • Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép phát hành USD (Đô la Mỹ). Do đó FED là cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong các hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ.
  • Đồng thời những điều chỉnh lãi suất thông qua các quyết định của FED và thay đổi lượng cung tiền qua các nghiệp vụ thị trường mở của FED giữ một ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính chung của toàn cầu. Vì vậy Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có vai trò thực hiện những chính sách trên nhằm mang lại sự ổn định, an toàn và phát triển cho nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Nhiệm vụ của FED

  • Chính vì nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc điều tiết nền tài chính Hoa Kỳ nên nhiệm vụ của FED phải thực hiện rất quan trọng và cũng vô cùng phức tạp. Những nhiệm vụ chính mà FED thực hiện được ghi rõ trong Đạo luật năm 1977 như sau:
  • Thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ thông qua giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa và ban hành lãi suất phù hợp cho nền kinh tế.
  • Đảm bảo sự ổn định tình hình kinh tế, kiểm soát những rủi ro có khả năng xảy ra trên toàn thị trường tài chính Hoa Kỳ.
  • Giám sát các tổ chức ngân hàng thành viên nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống tài chính. Quyền lợi về tín dụng của nhân dân cũng được chú trọng bảo vệ.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức nước ngoài, tổ chức quản lý tài sản trong nước và Chính phủ Mỹ. FED đảm nhận vai trò chi trả trong vận hành hệ thống toàn quốc gia.
FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)
FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ)

Vì sao mỗi quyết định, chính sách của FED có thể đem đến ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?

Chúng tôi sẽ phân tích một trường hợp thường gặp để cho các bạn thấy được sức ảnh hưởng của mỗi quyết định, hay chính sách mà FED đưa ra như sau:

Khi Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ nhận thất CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) đang có chiều hướng tăng cao, tức giá cả hàng hóa đang ở mức cao, điều này cho thấy tình trạng lạm phát có xu hướng trở nên nghiêm trọng. FED sẽ tiến hành kìm hãm mức tăng giá của hàng hóa nhằm ổn định nền kinh tế. Tổ chức này sẽ điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằng cách tăng lãi suất, thắt chặt cung ứng tiền thông qua việc bán trái phiếu Kho bạc, tăng mức dự trữ tiền của các ngân hàng thành viên.

Khi FED tăng lãi suất vay, mọi hoạt động cho vay của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều gặp khó khăn. Không những Hoa Kỳ mà toàn cầu đều chịu ảnh hưởng từ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của FED.

Những ảnh hưởng của FED đến tài chính toàn cầu

  • Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất sẽ làm tăng gánh nặng nợ công. Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng đồng USD (đô la Mỹ) để thanh toán quốc tế (như nợ công), việc tăng lãi suất sẽ làm tỷ giá USD so với đồng nội địa tăng theo, từ đó, quốc gia có khoản nợ công sẽ phải chi trả số tiền lớn hơn cho khoản nợ ban đầu của mình.
  • Tăng lãi suất của FED gây ảnh hưởng lên tỷ giá của các quốc giá khác. Khi đó lợi suất của đồng USD sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, việc bán các đồng nội tệ để mua USD diễn ra mạnh hơn, từ đó khiến cho giá cả leo thang. Đặc biệt việc tăng tỷ giá của đồng đô la khiến cho quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu của các quốc gia sản xuất hàng hóa trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.
  • FED tăng lãi suất cũng kéo theo động thái tăng lãi suất của nhiều quốc giá khác, bởi họ cũng sợ đồng nội địa mất giá so với đồng USD, đồng thời giảm gánh nặng cho hoạt động nhập khẩu.
  • Khi FED tăng lãi suất, kéo theo các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác cũng có chiều hướng tăng lãi suất, khi đó các ngân hàng thương mại của các quốc gia cũng phải tăng lãi suất cho vay. Việc này gây ra tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn.

Các công cụ tiền tệ của FED

Để có thể điều tiết được nền tài chính của một đất nước mạnh như Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sở hữu 3 công cụ tiền tệ chính như sau:

Mua và bán trái phiếu chính phủ

  • Khi FED thực hiện chính sách thu mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng thương mại, lượng tiền trong các ngân hàng này sẽ tăng lên, từ đó lượng cung tiền tăng theo và khiến cho lãi suất cho vay sẽ giảm, việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn. Biện pháp này được thực hiện nhằm kích thích nền kinh tế phát triển.
  • Khi FED thực hiện chính sách bán các trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thành viên, lượng tiền trong các ngân hàng này sẽ giảm đi, từ đó lượng cung tiền giảm theo và khiến cho lãi suất cho vay sẽ tăng, việc vay vốn trở nên khó khăn hơn, người dẫn sẽ phải thắt chặt chi tiêu. Biện pháp này được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.

Quy định tỷ giá dự trữ bắt buộc

  • Cục Dự trữ Liên bang sẽ có quyền quy định mức tỷ giá dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thành viên. Khi FED quy định mức dự trữ cao, chứng tỏ FED đang muốn thu nhỏ lượng cung tiền ra nền kinh tế, các ngân hàng thành viên phải tăng lãi suất để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận. Từ đó kiểm soát được mức độ lạm phát trong nền kinh tế.
  • Khi FED quy định mức dự trữ thấp, tổ chức này muốn lượng cung tiền được nới rộng, lãi suất sẽ giảm để kích thích nhu cầu vay vốn, phát triển nền kinh tế.

Điều chỉnh lãi suất chiết khấu

  • Khi các Ngân hàng thương mại có nhu cầu đi vay ngắn hạn, họ sẽ thực hiện vay liên ngân hàng hoặc vay FED (thường lãi suất thấp hơn vay liên ngân hàng). Khi FED tăng lãi suất chiết khấu, đồng nghĩa các ngân hàng thương mại sẽ thắt chặt hơn việc đi vay, từ đó, thu hẹp cung ứng tiền tệ ra thị trường.
  • Khi FED giảm lãi suất chiết khấu, đồng nghĩa mở rộng đường cho các ngân hàng thương mại đi vay, từ đó, nới rộng cung ứng tiền tệ ra thị trường.