Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?

Trong chương trình giáo dục ở các cấp cao đẳng, đại học những năm đầu tiên, chắc chắn sinh viên chúng ta đều được làm quen với bộ môn Triết học Mác – Lênin. Ở đây, chúng ta được tiếp cận và đi tìm hiểu sâu về bản chất của những khái niệm mới như chủ nghĩa xã hội. Vậy chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội khác xã hội chủ nghĩa ở điểm nào? Cùng trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Công Decor bạn nhé!

Chủ nghĩa xã hội là gì?

Theo giáo trình Triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội là một trong ba hệ ý thức chính trị lớn hình thành vào thế kỷ XIX. Dưới tư cách là một đối tượng được nghiên cứu trong triết học, khái niệm về chủ nghĩa xã hội được tiếp cận dưới 4 phương diện như sau:

  • Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, mong muốn, nhu cầu của giai cấp lao động về một xã hội không có chế độ tư hữu, phân chia giai cấp, áp bức, bóc lột, lạm quyền,.. trong xã hội này, người dân được giải phóng tự do, tự chủ và có quyền làm chủ cuộc đời mình.
  • Thứ hai, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, lạm dụng quyền lực để giành lại quyền dân chủ.
  • Thứ ba, chủ nghĩa xã hội với tư cách là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội loài người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, lạm dụng quyền lực. Để từ đó, hướng tới việc xây dựng xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có sự phân chia giai cấp và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, không có bất công, cạnh tranh – một mô hình xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sự phát triển nhân loại từ trước tới nay.
  • Thứ tư, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây dựng và phát triển dưới ánh sáng của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.

Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội là gì?

Dựa trên giáo trình Triết học Mác – Lênin, Công Decor tổng hợp 3 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội dưới ba góc độ khác nhau như sau:

  • Đối với văn hóa – tư tưởng

Trong xã hội chủ nghĩa, văn hóa và tư tưởng phải là sự kết tinh cao độ của những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cùng tinh hoa văn hóa của nhân loại. Phát triển tư tưởng, văn hóa hướng tới làm giàu thêm giá trị tinh thần tốt đẹp. Đồng thời đây cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ tối quan trọng và có ý nghĩa đột phá để xây dựng xã hội chủ nghĩa.

  • Đối với chính trị – xã hội

Hệ thống chính trị, xã hội trong xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính phổ quát của tính nhân dân. Xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân.

Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?
Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?

Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết là một công cụ để bảo vệ giai cấp công nhân. Vì lợi ích của giai cấp công nhân là sự thống nhất với lợi ích của giai cấp lao động. Do đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi, vì dân vì nước.

  • Đối với quan hệ dân tộc

Xã hội chủ nghĩa là một mô hình xã hội ưu tiên sự công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

  • Đối với quan hệ quốc tế

Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đề cao chiến lược hợp tác, phát triển vì hòa bình quốc tế.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội được xem là một mô hình xã hội tốt đẹp nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại. Vậy đâu là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần nhìn nhận về bản chất của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như sau:

  • Thứ nhất, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa mang nét đặc thù.

Tính phổ biến của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội  thể hiện ở việc các tính chất hiệu quả từ các quốc gia trong việc xây dựng, tiến lên chủ nghĩa xã hội tương đối giống nhau. Bởi các giá trị về sự công bằng, dân chủ, văn mình được đề cao và thể hiện ở kết quả nhận thức và tiếp thu dân tộc. Tầng lớp lãnh đạo không mang tính chất thống trị, nhân dân có quyền lực cao nhất và thông qua tầng lớp lãnh đạo để thực hiện quyền lực của mình.

Tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thể hiện ở tính chất trong chính trị và văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy các chiến lược tác động phù hợp để đưa đến phát triển hay thống nhất chung của mỗi quốc gia cũng mang nhiều nét riêng biệt. Chủ nghĩa Mác Lênin cũng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là rất đa dạng và mang tính đặc thù của mỗi nước.

  • Thứ hai, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thể hiện với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

Theo tính chất của chủ nghĩa xã hội, phải có một giai cấp lãnh đạo, đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của nhân dân, thực thi hiệu quả những trách nhiệm dân tộc. Đây là nhân tố quyết định thành bại của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm của ban lãnh đạo cần phải lắng nghe, thấu hiểu được nguyện vọng của nhân nhân, không mang tính độc quyền, tất cả đều hướng đến mục tiêu vì nước, vì dân.

Lênin từng khẳng định Đảng Cộng Sản là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tính chất lãnh đạo này vừa khôi phục, thúc đẩy các lĩnh vực và nhu cầu của nhân dân trên mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục,..

Nội dung cần thực hiện để tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội:

  • Tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội.

Điều này được phản ánh qua cách thức tổ chức quản lý và chức năng đại diện. Trong vai trò lãnh đạo, Đảng cần đưa ra được các đường lối, chính sách chiến lược phù hợp để giúp dân tộc đảm bảo phát triển trong các tiếp cận kiến thức nhân loại. Phát triển quyền dân chủ trong xã hội khi tiếng nói của người dân đều được thể hiện và lắng nghe đầy đủ.

  •  Kế thừa những giá trị quý báu trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa và của nhân loại.

Việc kế thừa luôn luôn đi theo tiêu chí của việc chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa và kiến thức phù hợp để áp dụng cho các khía cạnh khác nhau trong xã hội. Từ đó đem đến tính hiệu quả và ứng dụng nhanh chóng cho việc xây dựng xã hội bền vững đi lên.

Chủ nghĩa xã hội khác xã hội chủ nghĩa ở điểm nào?

Hai khái niệm, chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa thường bị nhầm lẫn và đánh tráo cho nhau bởi chúng ta chưa hiểu cặn kẽ bản chất của từng khái niệm. Chính vì vậy, chúng ta không thể dùng thay thế hai cụm từ này cho nhau một cách ngẫu nhiên được.

Cùng so sánh sự khác nhau của chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa để chúng ta phân biệt được cách dùng phù hợp:

Về khái niệm

  • Xã hội chủ nghĩa là quan điểm xây dựng nhà nước. Trong khi, chủ nghĩa xã hội là một quan điểm chính trị, kiểu như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít,…

Về đặc trưng

  • Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu, thực hiện phân phối theo lao động. Từ đó, tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
  • Xã hội chủ nghĩa là một phương pháp điều hành nhà nước dựa trên lợi ích của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và cũng xây dựng, phát triển dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Về mục tiêu

  • Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực. Giúp người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
  •  Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa: xây dựng nhà nước theo chế độ XHCN công bằng văn minh giữa loài người, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Cố gắng tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.