Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và bản chất của giá trị thặng dư?

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư?

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư?

Một bộ môn được coi là nền tảng trong năm học đầu tại các trường đại học, cao đẳng đó chính là bộ môn triết học, đề cập đến các học thuyết từ xã hội đến kinh tế của Các Mác và Lê nin. Một trong những khái niệm phổ biến và quan trọng mà mọi người cần nắm vững đó chính là giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giá trị thặng dư là gì?

Khái niệm

Theo triết học Mác – Lênin, giá trị thặng dư (surplus value) là giá trị do người lao động làm ra trong vị trí người làm thuê, là phần giá trị dôi ra, vượt qua giá trị sức lao động của họ. Giá trị này của người lao động thường bị các nhà tư bản chiếm đoạt từ đó giúp nhà tư bản tạo ra lợi nhuận trong quá trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm.

Phân tích một cách dễ hình dung, mỗi người công nhân được trả công cho một giờ làm của họ, nhưng về thực chất họ dùng sức lao động sản xuất ra được giá trị lớn hơn chi phí chi trả. Chính vì vậy, chính sức lao động của con người đã tạo nên phần giá trị thặng dư này. Và đây cũng là một phần nguyên nhân hình thành nên bản chất bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. Các nhà tư bản, ông chủ đã áp dụng nhiều cách để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn như kéo dài thời gian lao động, hoặc tăng cường độ lao động để tăng năng suất lao động.

Ví dụ minh họa 

Giả định sản xuất 10kg giấy, cần 10kg bột giấy, giá 10kg bột giấy là 10 Đô. Để sản xuất số bột giấy thành thành phẩm là giấy, một công nhân phải làm việc trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 đô. Giá trị sức lao động trong một ngày của người công nhân là 3 đô.

Trong một giờ lao động, người công nhân đã tạo ra một giá trị là 0,5 đô.

Nếu quá trình lao động kéo dài đến điểm mà ở đó bù đắp được giá trị sức lao động (6 giờ) tức là bằng thời gian lao động cần thiết thì chưa có sản xuất giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.

Chi phí sản xuất trong 1 ngày(12 tiếng) của 1 công nhân

= 20 đô la (mua bông) + 4 đô la (hao mòn máy móc) + 3 đô la (tiền mua sức lao động) = 27 đô la

Giá trị của sản phẩm sản xuất trong 1 ngày (12 tiếng) của 1 công nhân:

= 20 đô la (giá trị của bông) + 4 đô la (giá trị của máy móc) + 6 đô la (giá trị do lao động tạo ra) = 30 đô la.

Như vậy, toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27 đô la. Trong 12h lao động, công nhận tạo ra một sản phẩm mới có giá trị bằng 30  đô la, giá trị dôi ra là 3 đô la. Trong đó, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư là gì?

Theo C. Mác, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Theo đó, lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.

Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiện ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Để giải quyết mâu thuẫn này, Mác đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hóa – sức lao động.

Quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.Phần giá trị mới, lớn hơn giá trị sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư.

Để tìm hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành 2 bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Trong đó:

  • Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là c.
  • Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu là v.

Giá trị của một hàng hóa = giá trị tư bản bất biến + giá trị của tư bản khả biến.

Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản.

Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Như vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v.

Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là c + v + m. Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột.

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư?

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư?

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư bao gồm:

  • Năng suất lao động: là số lượng sản phẩm được người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
  • Thời gian lao động: là khoảng thời giờ lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ trang thiết bị bình thường, với một trình độ thành thạo bình thường và cường độ lao động bình thường trong xã hội ở thời điểm đó.
  • Cường độ lao động: là sự hao phí sức trí óc (thần kinh), sức bắp thịt của người lao động trong sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất, hoặc cả hai cách đó.
  • Công nghệ sản xuất
  • Thiết bị, máy móc
  •  Vốn
  • Trình độ quản lý

Giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối

  • Giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách thực hiện kéo dài thời gian lao động thặng dư nếu đáp ứng năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
  • Giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên khi điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi.

Các phương pháp tạo ra giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản

Mác chỉ ra hai phương pháp mà chủ nghĩa tư bản thường dùng đó là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

  • Thứ nhất: Về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi đó năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
  • Thứ hai: Về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động do đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi.