Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?
Tóm tắt nội dung bài viết
Hàng hóa là một danh từ gần gũi xuất hiện trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Nhưng xét về bản chất, hàng hóa cũng là một khái niệm quan trọng trong phạm trù kinh tế. Vậy hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì? Cùng Công Decor tìm hiểu và trả lời tường tận các câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Hàng hóa là gì?
Trong sách giáo trình kinh tế học chính trị, Các Mác định nghĩa: Hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần có những đặc điểm sau:
- Tính hữu dụng đối với người dùng
- Giá trị kinh tế, nghĩa là được tính chi phí bởi lao động
- Sự hạn chế để đạt được nó, tức là độ khan hiếm
Từ đó, Các Mác đưa ra khái niệm cụ thể và rõ ràng hơn, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua quá trình trao đổi, mua bán có thể đáp ứng một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Hàng hóa cũng có thể tồn tại dưới dạng vật thể (sản phẩm cầm được, thấy được) hoặc phi vật thể (dịch vụ được cung cấp).
Như vậy, nói tóm lại, để một đồ vật trở thành một hàng hóa, cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động
- Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của con người
- Thông qua trao đổi, mua bán giá trị
Dưới góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật giá năm 2012: Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005 phân hàng hóa thành 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là các loại động sản, cả động sản hình thành trong tương lai;
- Nhóm thứ hai gồm những vật gắn liền với đất đai.
Ngày nay, với sự phát triển và thay đổi về nhận thức kinh tế, phạm trù hàng hóa mất dần ranh giới của sự hiển hiện vật thể và tiến gần đến phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu, chứng chỉ quỹ, sức lao động, quyền sở hữu trí tuệ,.. được xem là hàng hóa trong khi chúng cũng không thực sự thỏa mãn 3 điều kiện như trên.
Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Theo kết quả nghiên cứu của những nhà kinh tế học chính trị, về bản chất, hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản: Giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, thiếu một trong hai thuộc tính, sản phẩm/ đồ vật sẽ không phải hàng hóa.
Giá trị sử dụng
Định nghĩa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được đáp ứng trực tiếp hay gián tiếp.
Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa
- Một loại hàng hóa có thể sở hữu một hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một mặt hàng hóa không phải được cố định ngay từ đầu, mà theo tiến trình phát triển của khoa học, công nghệ, con người phát hiện và sáng tạo ra những giá trị sử dụng mới cho cùng một loại hàng hóa.
- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng của hàng hóa bắt nguồn từ thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa tạo nên.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng loại hàng hóa đó.
- Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì giá trị sử dụng ngày càng cao.
Giá trị hàng hóa
Một vật sở hữu giá trị sử dụng, tức là có công dụng, chức năng cụ thể, hữu ích cho cuộc sống của con người, nhưng chưa chắc đó đã là hàng hóa. Vì đôi khi vật đó không được thông qua trao đổi, mua bán giá trị (một trong ba điều kiện để trở thành hàng hóa). Do đó, bên cạnh giá trị sử dụng của hàng hóa, còn một yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm đó có phải là hàng hóa hay không đó chính là giá trị hàng hóa. Và để hiểu giá trị hàng hóa, chúng ta cần bắt đầu đi từ giá trị trao đổi của hàng hóa.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1m vải = 10kg giấy
Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau chắc chắn giữa chúng cần có một đơn vị trung gian để chuyển đổi. Mà các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên chúng ta không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường hai loại hàng hóa được. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm trung gian trao đổi đó là: các hàng hóa đều là sản phẩm của sức lao động, tức với tất cả hàng hóa, người ta đều cần bỏ ra một lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định nào đó. Vì vậy, khi trao đổi hàng hóa với nhau là chúng ta đang trao đổi chi phí lao động chứa đựng trong hàng hóa đó.
Ví dụ, giá sử người thợ dệt làm được 1m vải trong 3 tiếng, người làm giấy làm ra 10kg giấy trong 3 tiếng. Trao đổi 1m vài lấy 10kg giấy thực chất là trao đổi 3 giờ lao động sản xuất ra 1m vải với 3 giờ lao động sản xuất ra 10kg giấy.
Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa
Định nghĩa
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
- Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
- Giá trị là một phạm trù lịch sử, tức nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật.
Lưu ý: Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.
2.3 Mối quan hệ giữa các thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập.
Sự thống nhất thể hiện ở việc: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong cùng một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức thỏa mãn nhu cầu của con người) nhưng không có giá trị (tức không phải là sản phẩm của lao động, không kết tinh từ lao động) thì sẽ không phải hàng hóa (ví dụ: khí oxi tự nhiên). Ngược lại, một vật có giá trị (tức là sản phẩm của lao động) nhưng không có giá trị sử dụng (tức không đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của con người) cũng không thể trở thành hàng hóa.
Sự đối lập thể hiện ở việc:
- Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thí các hàng hóa khác nhau về chất vì mỗi hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Nhưng ngược lại, với tư cách giá trị thì cách hàng hóa lại đống nhất về chất vì đều là kết tinh đồng nhất của lao động.
- Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời cả về mặt không gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trong quá trình lưu thông và thực hiện trước. Giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng, thực hiện sau.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa trong hai chủ thể người sản xuất và người tiêu dùng, cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th9
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th9
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th9
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th9