Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Mỗi khi có những cuộc thi đấu thể thao lớn trên thế giới, những thông tin về việc vận động viên bị cấm thi hoặc hủy kết quả thi đấu do sử dụng doping ngày càng nhiều. Chính vì vậy, chúng ta xuất hiện thắc mắc rằng: Vậy doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Để giải đáp cặn kẽ thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Công Decor để có được thông tin khoa học, chính xác về chất doping.

Doping là gì?

Doping là một vấn đề khá nhạy cảm và thường xuất hiện nhất trong lĩnh vực thể thao. Vậy cụ thể Doping là gì?

Theo Ủy ban Olympic châu Âu: “Doping đó là việc sử dụng những chất và những phương pháp nhằm làm tăng một cách giả tạo thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính và đến sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên”.

Theo Ủy ban Olympic Mỹ: “Doping là việc uống hay dùng bất cứ chất gì lạ đối với cơ thể với ý định làm tăng một cách giả tạo và không trung thực thành tích thi đấu của vận động viên”.

Từ những thông tin cung cấp bên trên, chúng ta có thể đưa ra được những đặc điểm khái quát nhất về doping như sau:

  • Doping là tên gọi chung của tất cả những chất bị cấm được sử dụng trong thi đấu thể thao, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.
  • Các chất doping có chức năng chung là đẩy nhanh tốc độ lưu thông tuần hoàn máu, tăng lượng máu về tim, tăng thể lực và khả năng tập trung ở vận động viên trong một khoảng thời gian nhất định khi thuốc còn hiệu quả.
  • Tuy nhiên, doping cũng để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần và đe dọa cả tính mạng của những người sử dụng thuốc.

Chính vì vậy, việc sử dụng chất doping để tạo nên những thành tích ảo trong thi đấu trong một thời gian ngắn hạn nhưng làm ảnh hưởng dài hạn đến sức khỏe của con người là một điều mà thể thao chân chính nghiêm cấm lạm dụng.

Phân loại doping

Theo thông tin từ các tổ chức nghiên cứu, hiện nay, doping được chia thành 3 dạng phổ biến, bao gồm:

  • Doping máu

Đây là một loại doping với chức năng chính là tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu, thường được sử dụng cho các vận động viên chạy đường dài để duy trì thể lực và sức bền giả tạo trong một thời gian lâu dài hơn. Các loại doping máu thường được sử dụng hiện nay là ESP (erythropoietin) và NESP (darbopoetin), trong đó NESP mạnh hơn ESP 10 lần và có tác dụng trong vòng 10 ngày.

  • Doping cơ bắp

Đây là loại doping với chức năng chính là tăng cường sản xuất hooc môn để từ đó năng cao sức mạnh của cơ bắp, thường được sử dụng cho các vận động viên điền kinh, cử tạ, đấu vật, bóng đá,… Loại doping cơ này sử dụng các chất steroid – đây là những dẫn xuất tổng hợp của testosteron và có những tính chất tương tự như hoóc môn testosterone.

  • Doping thần kinh

Đây là loại doping với chức năng chính là can thiệp đến sự điều khiển và phản hồi của cơ bắp đến hệ thần kinh, từ đó, não bộ sẽ không nhận được cảm giác mệt mỏi và cho phép con người có thể hoạt động trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt. Chất doping thần kinh này sử dụng chủ yếu các chất thần kinh như amphetamin, cocain,.. có hiệu quả lâu dài nhưng gây ra tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của vận động viên sau khi lạm dụng chất này.

Các chất bị cấm và phương pháp bị cấm sử dụng

Các chất bị cấm sử dụng:

  • Các chất thuộc nhóm kích thích: amphetamin, ephedrin, pseudoephedrin, cocain…
  • Các chất thuộc nhóm giảm đau gây nghiện (morphin, methadone, heroin).
  • Các chất thuộc nhóm steroid đồng hóa (nandrolone, clostebol, stanizolol…).
  • Các chất thuộc nhóm chẹn beta (propanolol, atenolol…).
  • Các chất thuộc nhóm lợi tiểu (furosemide, hydrochlorothiazide, acetazolamide…)…

Các chất hạn chế sử dụng:

  • Rượu (alcohol).
  • Cần sa (marijuana).
  • Các chất gây tê cục bộ (lidocain, procain…).
  • Các corticosteroid (betamethasone, triamcinolone…).

Các phương pháp doping bị cấm sử dụng:

  • Doping máu (blood doping).
  • Biến đổi nước tiểu về dược lý học (pharmacological), về hóa học (chemical), hoặc vật lý (physical).
Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Tác hại của việc sử dụng doping lên sức khỏe con người

Tác hại khi sử dụng doping thần kinh

Sử dụng những chất thuộc nhóm kích thích như amphetamin sẽ giúp con người cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn và không có bất kỳ cảm giác mệt mỏi nào do não bộ không nhận được thông tin gửi về từ hệ cơ bắp. Nhưng, việc lạm dụng amphetamin trong thi đấu thể thao sẽ gây ra những tác hại sau:

  • Gây nghiện thuốc (và thông thường những lần sử dụng tiếp theo đòi hỏi liều dùng cần cao hơn liều dùng trước thì mới mang lại tác dụng tương xứng)
  • Mệt mỏi, đồng hồ sinh học bị xáo trộn
  • Trầm cảm và hoang tưởng
  • Tổn thương não, thận
  • Suy tim
  • Đột quỵ

Tác hại khi sử dụng doping cơ bắp

Sử dụng các chất thuộc loại doping cơ bắp tức là các chất đó sẽ chứa nhóm steroid đồng hóa, làm tăng khối lượng cơ bắp của vận động viên. Tuy nhiên việc lạm dụng chất này sẽ có thể khiến cho những vận động viên nữ “nam hóa” như: giọng nói trầm, nổi nụm, mọc lông rậm, mọc râu, rối loạn kinh nguyệt,… do lượng hoocmon testosterone tăng cao bất thường. Đối với nam giới, chất này dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn, suy giảm tinh dịch và liệt dương.

Khi sử dụng lâu dài các chất chẹn beta sẽ gây ra tác hại:

  • Làm hạ huyết áp.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Gây suy tim.
  • Liệt dương…

Các chất tăng đồng hóa như Nandrolone, Clostebol, Metandienone, Stanozolol được sử dụng để tăng cường sức mạnh, sức bền, giảm cơ thể mỡ và tăng cơ bắp. Tuy nhiên, các chất này có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe như tăng huyết áp, sỏi thận, suy nhược cơ bắp, giảm sinh lực và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Các chất lợi tiểu như Bumetanide, Acetazolamide, Chlorthalidone, Ethacrynic acid được sử dụng để giảm cân nhanh chóng và giảm lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất này có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe như suy thận, sỏi thận, tăng nguy cơ đột quỵ và suy giảm chức năng thần kinh.

Tác hại khi sử dụng doping máu

Trong phương pháp doping máu, việc truyền máu sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh viêm gan siêu vi. Đồng thời, nó cũng có thể gây ra những tác hại như tán huyết, nổi mẩn ngứa, nhiễm khuẩn gan, và các vấn đề về đường huyết. Trong một số trường hợp đặc biệt, doping qua máu còn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng cục bộ hoặc tử vong cho người sử dụng.

Do đó, việc sử dụng các chất doping thật sự là những phương án mạo hiểm cho sức khỏe, tính mạng và cả danh dự của vận động viên thi đấu. Do đó, thay vi lạm dụng những phương pháp “ăn liền” này, các vận động viên nên tập luyện chăm chỉ, ăn uống lành mạnh để có thể lực tốt và chứng minh bằng chính thực lực của bản thân. Mục đích của thể thao luôn là tôn vinh sự bền bỉ, tính kỷ luật để có thể rèn luyện được sức khỏe thể lực chân chính của mỗi cá nhân hay tập thể. Chính vì vậy, bài học về việc gian lận, về những hành vi thiếu chân chính luôn là bài học để mỗi vận động viên nhìn nhận và soi chiếu mỗi ngày. Vinh quang sẽ tỏa sáng nhất khi chúng ta là chính mình.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đây về doping và những tác hại không thể lường trước của chất kích thích này. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.