Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của tự trọng?
Tóm tắt nội dung bài viết
Đề văn nghị luận xã hội là một dạng bài chắc chắn xuất hiện trong các kỳ thi môn ngữ văn đối với cấp học từ lớp 8, lớp 9 cho đến cấp 3. Không chỉ vậy, đây còn là dạng đề thi thường xuất hiện trong các kỳ thi chuyển cấp quan trọng và cả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Chính vì vậy, việc rèn luyện dạng đề nghị luận xã hội là một điều cần thiết để các bạn học sinh thành thạo kỹ năng và đạt được điểm cao trong bộ môn Ngữ Văn. Trong bài viết này, Công Decor sẽ hướng dẫn bạn cách làm đoạn văn nghị luận xã hội về lòng tự trọng. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Dàn ý đề nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Mở đoạn:
- Giới thiệu và dẫn dắt trực tiếp vào vấn đề nghị luận (lòng tự trọng)
Thân đoạn:
Giải thích:
Lòng tự trọng là gì?
- Lòng tự trọng là thái độ coi trọng danh dự, nhân phẩm, năng lực của chính bản thân mình, không dễ dàng bị lung lay, mua chuộc bởi những giá trị vật chất hoặc những tác động bên ngoài.
- Từ đó giúp cho chúng ta luôn sống đúng với chuẩn mực đạo đức mà bản thân đề ra, đồng thời cũng khiến cho người khác tôn trọng, công nhận giá trị của mình.
Biểu hiện của người có lòng tự trọng
- Người có lòng tự trọng là người luôn biết nhìn nhận đúng về giá trị của bản thân mình. Họ hiểu được suy nghĩ, hành động của mình đang làm, hiểu được lý tưởng họ hướng đến, hiểu được con đường họ đang đi và biết được điều gì làm họ tự hào, để không bị những tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng, xâm phạm.
- Người có lòng tự trọng là người luôn mạnh mẽ đứng lên bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân mình một cách đúng đắn.
Bình luận:
Tại sao cần có lòng tự trọng trong cuộc sống này? (Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng)
- Thứ nhất, lòng tự trọng giúp chúng ta nỗ lực nhiều hơn trên hành trình thấu hiểu chính bản thân mình.
Bởi chỉ khi thấu hiểu được điều mình muốn làm, con người mình muốn trở thành, con đường mình muốn hướng tới, lòng tự trọng trong chúng ta mới được củng cố một cách mạnh mẽ nhất. Và khi lòng tự trọng được xây dựng từ nền móng thấu hiểu chính mình, chúng ta sẽ trở nên kiên định, vững vàng hơn với những điều chúng ta tin tưởng. Đây là một mối quan hệ hai chiều, cùng tác động qua lại nhau.
- Thứ hai, lòng tự trọng mang đến cho chúng ta sự tự tin vào chính những gì mình đang có.
Tự trọng là khi bạn hiểu đúng và nhìn nhận đúng giá trị của bản thân mình, không so sánh, không hạ thấp bản thân chỉ vì những đánh giá từ người bên ngoài. Vì vậy, niềm tin vào năng lực của bản thân được xây đắp từ chính lòng tự trọng.
- Thứ ba, chỉ khi chúng ta có lòng tự trọng, người khác mới đủ tôn trọng chúng ta.
Bạn thử nghĩ xem, nếu chính bản thân bạn còn không tin tưởng, không coi trọng mình, thì sẽ có ai tôn trọng bạn thực sự không? Chắc chắn câu trả lời là không. Chính vì vậy, để người khác đủ tôn trọng bạn, bạn cần tôn trọng chính mình và hiểu được giá trị về năng lực, phẩm chất mà bạn đang có. Đây không phải sự tự tin thái quá, mà đúng nhất, đây là sự thấu hiểu chính mình để bảo vệ những giá trị đúng thuộc về bản thân.
Chứng minh
- Người anh hùng mang tên Lý Tự Trọng chính là một tượng đài truyền cảm hứng nhất cho thế hệ chúng ta về sức mạnh của lòng tự trọng. Một thanh niên cộng sản gan dạ, đứng trước phiên tòa xét xử của đế quốc, dù chưa 18 tuổi, nhưng anh vẫn mạnh mẽ, quả quyết với những giá trị anh đang hướng tới:
“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
Đó là lời tuyên ngôn gan dạ nhất, giàu lòng tự trọng nhất của một thanh niên cộng sản chưa đầy 18 tuổi. Để chúng ta hiểu rằng, lòng tự trọng giống như ngọn hải đăng, soi sáng con đường chúng ta đi, để dù chông gai, dù thất bại, chúng ta vẫn tin và mạnh mẽ ngẩng cao đầu bước tiếp.
Mở rộng
- Lòng tự trọng không đồng nghĩa với việc luôn nhận đúng về bản thân, mà còn là việc biết đâu là phải -trái, đúng – sai và nhận lỗi về mình khi bản thân thực sự làm chưa đúng.
- Lòng tự trọng không phải là sự tự tin thái quá, một mình tin tưởng vào năng lực của mình và đánh giá người khác thấp hơn. Lòng tự trọng là sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, không ngừng nỗ lực rèn luyện để hoàn thành bản thân vì mục tiêu phía trước.
Phê phán
- Phê phán những người thiếu lòng tự trọng hoặc đánh mất lòng tự trọng một cách dễ dàng chỉ vì sức hút của vật chất, tiền tài, danh vọng (vụ hối lộ của công ty Việt Á trong que test covid là một dẫn chứng của những con người bán tự trọng cho đồng tiền)
Kết đoạn
Bài học bản thân
- Nhìn nhận và thấu hiểu chính mình là nền tảng quan trọng xây đắp lòng tự trọng
- Trau dồi bản thân không ngừng mỗi ngày cũng là cách để củng cố lòng tự trọng vững vàng hơn.
Đoạn văn nghị luận xã hội mẫu về lòng tự trọng
Trong cuộc sống, lòng tự trọng là một trong những đức tính cao đẹp mà mỗi người cần rèn luyện và trau dồi. Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là thái độ coi trọng danh dự, nhân phẩm, năng lực của chính bản thân mình, không dễ dàng bị lung lay, mua chuộc bởi những giá trị vật chất hoặc những tác động bên ngoài. Từ đó giúp cho chúng ta luôn sống đúng với chuẩn mực đạo đức mà bản thân đề ra, đồng thời cũng khiến cho người khác tôn trọng, công nhận giá trị của mình. Vậy tại sao cần có lòng tự trọng? Thứ nhất, lòng tự trọng giúp chúng ta nỗ lực nhiều hơn trên hành trình thấu hiểu chính bản thân mình. Bởi chỉ khi thấu hiểu được điều mình muốn làm, con người mình muốn trở thành, con đường mình muốn hướng tới, lòng tự trọng trong chúng ta mới được củng cố một cách mạnh mẽ nhất. Và khi lòng tự trọng được xây dựng từ nền móng thấu hiểu chính mình, chúng ta sẽ trở nên kiên định, vững vàng hơn với những điều chúng ta tin tưởng. Đây là một mối quan hệ hai chiều, cùng tác động qua lại nhau. Thứ hai, lòng tự trọng mang đến cho chúng ta sự tự tin vào chính những gì mình đang có. Tự trọng là khi bạn hiểu đúng và nhìn nhận đúng giá trị của bản thân mình, không so sánh, không hạ thấp bản thân chỉ vì những đánh giá từ người bên ngoài. Vì vậy, niềm tin vào năng lực của bản thân được xây đắp từ chính lòng tự trọng. Thứ ba, chỉ khi chúng ta có lòng tự trọng, người khác mới đủ tôn trọng chúng ta. Bạn thử nghĩ xem, nếu chính bản thân bạn còn không tin tưởng, không coi trọng mình, thì sẽ có ai tôn trọng bạn thực sự không? Chắc chắn câu trả lời là không. Chính vì vậy, để người khác đủ tôn trọng bạn, bạn cần tôn trọng chính mình và hiểu được giá trị về năng lực, phẩm chất mà bạn đang có. Đây không phải sự tự tin thái quá, mà đúng nhất, đây là sự thấu hiểu chính mình để bảo vệ những giá trị đúng thuộc về bản thân. Người anh hùng mang tên Lý Tự Trọng chính là một tượng đài truyền cảm hứng nhất cho thế hệ chúng ta về sức mạnh của lòng tự trọng. Một thanh niên cộng sản gan dạ, đứng trước phiên tòa xét xử của đế quốc, dù chưa 18 tuổi, nhưng anh vẫn mạnh mẽ, quả quyết với những giá trị anh đang hướng tới: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.Đó là lời tuyên ngôn gan dạ nhất, giàu lòng tự trọng nhất của một thanh niên cộng sản chưa đầy 18 tuổi. Để chúng ta hiểu rằng, lòng tự trọng giống như ngọn hải đăng, soi sáng con đường chúng ta đi, để dù chông gai, dù thất bại, chúng ta vẫn tin và mạnh mẽ ngẩng cao đầu bước tiếp. Lòng tự trọng không đồng nghĩa với việc luôn nhận đúng về bản thân, mà còn là việc biết đâu là phải -trái, đúng – sai và nhận lỗi về mình khi bản thân thực sự làm chưa đúng. Lòng tự trọng không phải là sự tự tin thái quá, một mình tin tưởng vào năng lực của mình và đánh giá người khác thấp hơn. Lòng tự trọng là sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, không ngừng nỗ lực rèn luyện để hoàn thành bản thân vì mục tiêu phía trước. Tuy nhiên, trong xã hội, vẫn tồn tại những người thiếu lòng tự trọng hoặc đánh mất lòng tự trọng một cách dễ dàng chỉ vì sức hút của vật chất, tiền tài, danh vọng. Vụ hối lộ của công ty Việt Á trong que test covid là một dẫn chứng của những con người bán tự trọng cho đồng tiền, để rồi họ phải trả cái giá cực đắt trước pháp luật. Từ việc hiểu giá trị của lòng tự trọng, tôi nhận thức rằng, việc thấu hiểu chính mình là nền tảng cơ bản nhất để xây dựng lòng tự trọng cho bản thân. Đồng thời, trên hành trình đó, tôi cần nỗ lực để mỗi ngày tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, để củng cố thêm niềm tin và sức mạnh của lòng tự trọng trong tôi.
Lưu ý: Khi triển khai đoạn văn nghị luận xã hội, chúng ta cũng cần để ý đến yêu cầu về dung lượng của đề bài để cân nhắc thêm bớt hay phân tích khái quát / phân tích sâu phần nào. Từ đó đáp ứng được đúng dung lượng của đề bài yêu cầu.
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách triển khai một đoạn văn nghị luận xã hội về lòng tự trọng. Rất mong những thông tin này đem đến cho bạn kiến thức hữu ích.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết!
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th9
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th9
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th9
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th9