Bát chánh đạo là gì? Ứng dụng trong nghệ thuật sống

Bát chánh đạo là gì? Ứng dụng trong nghệ thuật sống như thế nào?

Bát chánh đạo là gì? Ứng dụng trong nghệ thuật sống như thế nào?

Phật Giáo chân chính hướng con người đến nghệ thuật sống chân chính, nơi chúng ta có thể thực hành tu tập, giữ cho thân tâm của mình được lắng đọng, bình an và sáng suốt. Bàn về Bát Chánh Đạo trong nhà Phật, cuốn “Trái tim của Bụt” của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng đạo là phương pháp hành trì liên hệ mật thiết đến những khổ đau có thực của chúng ta”. Vậy Bát Chánh Đạo là gì và chúng ta ứng dụng như thế nào về nghệ thuật sống? Cũng tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Công Decor bạn nhé!

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo là gì? Trong Phật học, Bát Chánh Đạo hay còn có tên gọi khác là Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo Đế (trong Tứ Diệu Đế) gồm ba mươi bảy trợ đạo. Đây là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được đề cập đến đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Con đường 8 chi này được lấy biểu tượng bằng hình vẽ một bánh xe có 8 nan hoa.
Trong bài giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, ngài đã nhắc đến Đạo Đế – con đường vượt thoát bể khổ trần gian để đi đến cõi niết bàn. Theo đó, để đạt được Đạo Đế thì con người có phương tiện tu tập theo Bát Chánh Đạo. Những bậc hiền nhân, hiền thánh nương theo 8 phương diện này để chứng thành Phật quả, sớm ngày đến Niết Bàn.

Nội dung của Bát Chánh Đạo

Cũng trong cuốn sách “Trái tim của Bụt”, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giảng giải rằng: “Đạo không tách rời khỏi cuộc sống hiện thực của chúng ta, trong đó có những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Ddaoj không phải từ trên trời rơi xuống đất. Đạo tức là con đường tìm ra ngay trong hoàn cảnh đau khổ…” Chính vì vậy, nội dung của Bát Chánh Đạo cũng bắt sâu lấy cuộc sống của con người để chúng ta có thể tu thân, hành thiện chứ không phải hành xác hay hành khổ như nhiều người xưa nay vẫn nghĩ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung của Bát Chánh Đạo ngay phần dưới này nhé:

Có thể bạn chưa biết: Chú đại bi là gì? Đọc chú đại bi tiếng phạn trước khi đi ngủ

2.1 Chánh kiến

Chánh kiến chính là chi đầu tiên trong con đường giải thoát bản thân bằng tuệ học. “Chánh” được hiểu là ngay thẳng, đứng đắn, “Kiến” được hiểu là tiếp thu, nhận thức. Vậy “chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn, tinh tường của trí tuệ.

Bát chánh đạo là gì? Ứng dụng trong nghệ thuật sống như thế nào?
Bát chánh đạo là gì? Ứng dụng trong nghệ thuật sống như thế nào?

Theo Đức Phật, điều quan trọng trước tiên cần đặt nền móng vững trước khi con người bước vào quá trình tu tập đó là nhận thức phải đúng. Nhận thức đúng sẽ dẫn đường cho tư duy đúng. Tư duy đúng dẫn đường cho hành động và suy nghĩ đúng. Cái gốc trước tiên phải chuẩn, thì các cánh lá, ngọn, hoa, quả mới có thể hình thành và phát triển tốt về sau được. Chánh kiến không đơn thuần chỉ là “biết” về sự tồn tại nào đó, mà cần phải “hiểu” thấu tường tận, đặt lý thuyết là cơ sở của thực hành, đặt kiến thức là nền tảng của trải nghiệm.

Vậy về chánh kiến chúng ta cần rèn luyện điều gì:

Thứ nhất, về pháp học: hiểu đúng đắn, chuẩn xác Giáo pháp như Luật nhân quả, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Pháp Thiền Định, Thiền Minh Sát,…
Thứ hai, về pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Diệu Đế, thực tánh Pháp (Vô thường, Khổ, Vô ngã) và thành tựu các tầng Tuệ Minh Sát.

2.2 Chánh tư duy

Chánh tư duy là nền tảng thứ hai của Bát Chánh Đạo, có nghĩ là chúng ta cần suy nghĩ chân chính, không trái với đạo lý, lẽ phải. Từ hiểu đúng (chánh kiến) sẽ giúp chúng ta định hình được suy nghĩ đúng, hiểu được trên hành trình tu tập chúng ta cần phải kiên trì và tin tưởng vào con đường của mình dù có nhiều khó khăn và cần nhiều ý chí.

Về pháp học: suy nghiệm ly dục, vô sân, bất hại. Bởi suy cho cùng nguồn gốc của nỗi khổ, niềm đau trong cuộc sống của con người đều đến từ một mối đó là sự khởi phát của tham – sân – si.

Về pháp hành: hướng tâm về đối tượng thiền.

Vậy khi nhìn nhận chúng ta có thể thấy trí tuệ sẽ phát sinh do sự tư duy, suy xét, chiêm nghiệm và chắt lọc từ kiến thức của văn tuệ. Văn tuệ và tư tuệ được xem là chánh kiến và chánh tư duy bán đầu, được điều chỉnh, bổ sung liên tục để có được tuệ giác.

2.3 Chánh ngữ

Chánh ngữ trong Bát Chánh Đạo được hiểu là nói lời chân chính. Có 4 điều về khẩu là: không nói dối, nói lời vô ích, không nói lời thô ác, không nói lời chia rẽ gây hại đến mình và người.

Có thể bạn chưa biết: Luật nhân quả là gì? Hiểu luật nhân quả để đời không uổng phí

Chúng ta cũng biết 3 yếu tố cần giữ cho sự thanh tịnh khi tu tập để sớm ngày giải thoát Niết Bàn đó là TH N – KHẨU – Ý. Ở đây, chánh ngữ chính là nhấn mạnh đến yếu tố giữ cho khẩu thanh tịnh. Lời nói có sức mạnh tác động rất lớn, vì vậy những lời nói đúng nghĩa, tốt đẹp sẽ giúp con người thay đổi theo chiều hướng tốt, ngược lại những lời nói thô ác, xấu xa có thể lôi con người xuống bùn đen. Vì vậy, thực tập chánh ngữ để giữ cho khẩu thanh tịnh, và để khẩu thanh tịnh thì chắc chắn chánh kiến và chánh tư duy của chúng ta phải chuẩn và đúng đắn.

2.4 Chánh nghiệp

Chánh nghiệp chính là nói đến hành động từ thân của chúng ta. Có 3 điều về thân là : không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm (không hành dâm nếu là tu sĩ). Nguồn gốc sinh ra lầm than của con người bắt nguồn từ thù hận, luyến ái, tham – sân -si, vì vậy khi chúng ta ý thức để kiểm soát hành động đi đúng mực, thì chắc chắn con người sẽ làm thanh sạch chính mình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Không diệt, Không sinh, Không phiền não”.

2.5 Chánh mạng

“Mạng” chính là tính mạng, là sự sống của bản thân và mọi thực thể xung quanh. Đạo Phật tôn trọng và đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh. Chính vì vậy, chánh mạng nghĩa là muôi mạng chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện theo đúng luật đời, giới đạo, tránh nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp phạm 5 giới cấm (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, tà ngữ và nghiện ngập) như đồ tể, thợ săn, buôn bán vũ khí, rượu bia, thuốc phiện, cá độ, cờ bạc,..

2.6 Chánh tinh tấn

“Tinh tấn” ở đây được hiểu là siêng năng và không ngừng nỗ lực. Chánh tinh thần là không ngừng cố gắng trong việc ngăn chặn các ác nghiệp sẽ phát sinh, diệt trừ các ác nghiệp đang có, thực hiện các thiện nghiệp chưa làm và tăng trưởng các thiện nghiệp đã làm.
Khi hành thiền, chúng ta cần nỗ lực hướng tâm, giữ tâm liên tục trên đối tượng thiền để duy trì chánh niệm trong tất cả tư thế đi, đứng, nằm, ngồi,..

2.7 Chánh niệm

“Niệm” ở đây là ghi nhớ, khắc cốt lưu tâm điều gì đó. Chánh niệm tức là khuyến khích bản thân tỉnh thức trong mọi khoảnh khắc thực tại. Đầu tiên, chánh niệm thể hiện ở việc chúng ta thực sự nhận thức được hành động của mình đang làm, đặt tâm vào đó để không bị sao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài hoặc những xáo trộn trong suy nghĩ bên trong. Thứ hai, chánh niệm thể hiện ở việc chúng ta cần thấu suốt thuộc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã trong cuộc sống để chặn phiền não cũ và ngăn phiền não mới phát sinh.

2.8 Chánh Định

Chánh định thể hiện cho sự định tâm của bản thân để tập trung tư tưởng, tâm trí theo hành pháp, làm những điều có lợi cho mình, lợi cho người.
Trên hành trình tu tập để uốn nắn bản thân giác ngộ và tự mình khởi phát niềm an lạc trong chính bản thân mình, mỗi người cần có nhận thức cao độ, tư duy đúng đắn, quan niệm chân chính, và thực hành liên tục trong cuộc sống. Khi đạt được trạng thái định tâm khi thiền và trạng thái định tâm trong cuộc sống hành ngày, chúng ta sẽ tập trung được hoàn toàn vào những điều chúng ta mong cầu, và chắc chắn chúng ta sẽ thấy được mình cần làm gì, làm như thế nào để đời sống ý nghĩa và an lành.

Trong kinh Trung bộ, Bát Chánh Đạo được đề cập đến với mối quan hệ như sau: ““Do có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; Do có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; Do có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; Do có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; Do có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; do có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên; do có chánh niệm, chánh định khởi lên”.

Chính vì sợi dây liên quan mật thiết này mà Bát Chánh Đạo được biểu tượng bởi hình bánh xe có 8 nan hoa, cái này dẫn đến cái kia, và không thể không có cái này mà lại có cái kia. Do đó, quá trình tu tập và thực hành cần sự bền chí, bền lòng, bước từng bước chắc chắn để tạo nên một sự thay đổi vững mạnh.

Chúc bạn đọc an lạc và đạt được thành quả trên con đường tu thân của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *