Luật nhân quả là gì? Hiểu luật nhân quả sao cho đúng

Luật Nhân quả là gì

Nhân quả là gì? Hiểu luật nhân quả để sống cuộc đời ý nghĩa

Cổ nhân đã từng dạy rất kỹ con người về luật nhân quả thông qua các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian: “Gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “Ở hiền thì gặp lành”, hoặc “thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Trong Phật giáo, quy luật nhân quả là một quy luật tồn tại khách quan, không do Đức Phật hay đấng sáng tạo tối cao nào kiểm soát và định đoạt. Đức Phật chỉ là người đem quy luật này đến giảng pháp để mọi người nhận thức và sống sao cho phải đạo. Trong bài viết này, cùng Công Decor tìm hiểu về luật nhân quả để biết cách ứng dụng vào cuộc sống, bạn nhé!

Luật Nhân quả là gì?

Nhân quả, khi phân tách bằng âm Hán Việt, ta có, nhân có nghĩa là hạt, quả có nghĩa là trái, vậy nhân quả hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là hạt và trái. Tức hạt giống nào sẽ cho ra trái quả đó. Đây là một quy luật nhân quả hiện hữu đương nhiên trong thế giới tự nhiên: ví dụ như gieo hạt bưởi sẽ trổ cây bưởi và cho trái bưởi, không thể gieo hạt cam mà có thể thu trái bưởi được,… Từ hiện tượng tự nhiên này, nhà Phật có đúc kết được quy luật nhân quả trong lẽ sống làm người, nếu chúng ta gieo những hành động thiện thì chúng ta sẽ nhận về quả là phước lành, an vui, hạnh phúc, đuề huề, ngược lại, nếu chúng ta gieo những hành động ác, ý nghĩ xấu xa, chắc chắn chúng ta sẽ phải gánh hậu quả cho hành động ấy.

Ví dụ: Bạn gieo nhân từ bi, hướng thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được quả ở kiếp này là tâm bình an, ít phiền muộn, quả ở kiếp sau có thể nảy thành nhiều phước báu để bạn hưởng cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc. Nếu ai đó gieo hạt bằng sự tham lam trộm cắp tài sản của người khác, hậu quả nhãn tiền là bị pháp luật truy tố, sống một cuộc đời trong sự lén lút, không trong sáng, không tự do, ở những kiếp sau họ cũng gặp cảnh nghèo nàn, đói khổ, thiếu thốn.

Có thể bạn chưa biết: Bát chánh đạo là gì? gồm những gì? ứng dụng bát chánh đạo trong kinh doanh

Vậy sự vận hành của luật nhân quả bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời rất đơn giản, luật nhân quả bắt nguồn từ chính hành động chúng ta làm ra, chúng ta tự làm chúng ta cũng phải tự đứng lên chịu trách nhiệm về hành động đó, nên được gọi là luật. Ở đây, không có một đấng sáng tạo cao nhiên nào, hay vị Phật, vị Thánh nào có thể chi phối được luật nhân quả để giúp người này hay hại người kia. Tất cả, giúp hay hại là do chính bản thân mỗi người tự quyết lấy cho riêng mình. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bỡ, phạt vạ hay ép buộc ai cả, sự công bằng và công lý có được do tòa án lương tâm của mỗi người rạng soi.

Trong cuốn sách “Đạo đức làm người” tập 2 có trích dẫn câu khái quát nhất về luật nhân quả như sau: “Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự trật tự vạn vật trong vũ trụ”.

Luật Nhân quả là gì
Luật Nhân quả là gì ?

Nội dung của Luật Nhân Quả

Về cơ bản, nội dung của Luật nhân quả rất đơn giản, chỉ đi theo quy tắc cốt lõi đó là: gieo nhân nào thì sẽ gặp quả đấy. Nhưng để làm rõ hơn về những khía cạnh sâu sắc khác của luật Nhân quả, mời bạn đọc cùng theo dõi phần nội dung tiếp theo đây:

Việc mình làm là Nhân (nguyên nhân), những gì xảy đến sau khi đã làm là Quả (kết quả/ hậu quả). Quả sẽ bị chi phối và chịu tác động từ nhân.

Hành thiền là nhân, an nhiên, sáng suốt là quả

Học hành chăm chỉ là nhân, thông minh, đỗ đạt là quả

Ăn mặn là nhân, khát nước là quả

Xem phim ảnh bạo lực là nhân, bạo lực, khủng bố là quả

Phá rừng là nhân, biến đổi khí hậu là quả
….
Nhân cũng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau gộp lại

Ví dụ: Lười biếng + Không tin tưởng bản thân là nhân khiến cho việc học hành sa sút, không làm được việc gì cho trọn vẹn.

Một nhân có thể cho ra nhiều quả:

Ví dụ: Lừa dối người khác gây ra hậu quả là mất chữ tín, từ đó dẫn đến công ty bị phá sản, sự nghiệp sụp đổ, con người rơi vào khủng hoảng, tâm bệnh trầm trọng.

Điều này chứng tỏ một nhân, đặc biệt là những nhân có tác động rộng lớn, sẽ có thể dẫn đến nhiều quả khác nhau. Vì vậy, nếu điều gì đó đặc biệt xấu (như vi phạm Ngũ giới) thì chúng ta nên hạn chế hết sức có thể việc vi phạm, bởi một khi đã vi phạm, chúng ta sẽ gặp phải chuỗi những hậu quả không thể lường trước được. Đồng thời, với những nhân tốt, có thể gieo được nhiều quả lành như việc truyền bá lòng tin vào Phật pháp đến mọi người xung quanh, vừa giúp bản thân nhận thức rõ ràng, vừa giúp tăng trưởng phước chính mình, lại vừa tăng trưởng phước đức cho mọi người xung quanh, chúng ta cần phát huy làm những việc thiện như vậy.

Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh quả mới

Ví dụ: Giáo dục chân chính gieo quả tạo nên những thế hệ trí thức trí cao, tâm sáng. Từ những người trí thức này lại rẽ nhánh gieo nhân, tạo thành những thành quả mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ cuộc sống của con người.

Có thể bạn chưa biêt: Bản ngã nghĩa la gì ? trong phật giáo làm thế nào để vượt qua bản ngã

Điều này cũng tương tự với những quả xấu, sẽ trở thành nhân xấu và lại sinh ra quả xấu. Chính từ tác động của “lãi suất kép” như vậy trong luật nhân quả, nên chúng ta cần nhận thức đúng về hành động mình làm, vì hệ quả kéo theo của mỗi hành động có thể tạo ra nhiều kết quả/ hậu quả hơn những gì chúng ta nhìn thấy và nhận thức.

Không phải nhân nào cũng ra quả luôn, mà cần đủ duyên mới trổ quả

Có những hành động gieo nhân có thể gặp quả ngay, nhưng cũng có những Nhân cần chờ đủ duyên để có thể tạo thành quả. Quan sát tự nhiên chúng ta có thể nhận thấy được điều này, khi gieo mầm trồng cây, không phải cứ gieo hạt cây sẽ cho ra quả, mà cần đủ duyên từ thời tiết, khí hậu, dưỡng chất. Và cuộc sống con người cũng vậy, nếu chúng ta làm việc thiện, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được quả lành, nhưng quả đó đến ngay hay đến sau còn tùy thuộc vào duyên của mỗi người.

Điều này cũng lý giải cho câu hỏi mà mọi người vẫn hay thắc mắc với nhau rằng:

“Tại sao người tốt không được đến đáp xứng đáng, vẫn sống trong thiếu thốn, khổ cực, còn những người buôn gian bán dối vẫn sống trong sung túc, không bị trừng phạt?”. Khi nhìn nhận vấn đề, chúng ta có thể xét được câu trả lời như sau. Những người làm việc tốt ở kiếp này, họ đang gieo nhân thiện, nhưng có lẽ ở kiếp này nhân này chưa đủ duyên để trổ quả, nhưng chắc chắn sẽ trổ quả ở những hậu kiếp. Còn những người làm ăn bất chính, họ vẫn sống trong sung túc, hạnh phúc, thì đó có thể là những kiếp trước họ tích đủ nhân tốt, để kiếp này họ được hưởng quả ngọt, nhưng những hành động xấu của họ ở kiếp này sẽ tạo nhân xấu, chờ đủ duyên, sẽ cho ra quả xấu.

Chính vì vậy, những người thông suốt được những khía cạnh sâu hơn của luật nhân quả, mọi người sẽ không thắc mắc nhiều về số phận sướng hay khổ của những người xung quanh mình, vì họ nhìn thấu rõ được quy luật nhận – trả của luật nhân quả rất công bằng.

Chính bởi vậy, ngoài ý thức về luật nhân quả, chúng ta cần luôn giữ cho mình sự tỉnh thức để chánh niệm trên từng hơi thở, suy nghĩ và hành động của mình. Đôi khi chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc buông thả bản thân vì sự dễ dàng chấp nhận niềm vui, khó chịu đựng những hi sinh, chính vì vậy, việc rèn luyện hàng ngày sự định tâm là điều vô cùng quan trọng.

Chúc bạn đọc luôn giữ cho mình sự tỉnh thức và an nhiên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *