Chú đại bi là gì ? Nội dung chú đại bi tiếng Phạn

Chú đại bi là gì Đọc chú đại bi trước khi ngủ có tốt không

Chú đại bi là gì ? Đọc chú đại bi trước khi ngủ có tốt không?

Chú Đại Bi được xem là một trong những bài chú giàu ý nghĩa nhất với vai trò giúp chúng sinh thành tâm thoát khỏi ưu phiền, sầu não của cõi thân và cõi tâm. Do đó, nhiều người bày tỏ ý nguyện muốn thực hành trì chú mỗi ngày. Tuy nhiên trong chúng ta, còn nhiều người băn khoăn chưa hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của Chú Đại Bi là gì? Cũng như thắc mắc rằng Đọc chú đại bị trước khi đi ngủ có tốt không? Trong bài viết này, Công Decor sẽ dựa vào bài pháp của thầy Thích Pháp Hòa để giải thích thấu đáo, dễ hiểu đến bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi!

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài chú có nguồn gốc từ Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni của Quán Thế m Bồ Tát. Bài chú này có tổng cộng 82 câu, tương ứng với 415 chữ. Bài chú này được chia thành hai phần: phần hiển (phần kinh) và phần mật (phần chú) – đây là kết cấu chung của hầu hết các bài mật chú trong Phật giáo.

Phân tích một cách sâu hơn về từng phần để cho quý bạn đọc có thể nắm được thông tin:

Phần hiển: đây giống như phần giới thiệu mở đầu của bất cứ một cuốn sách nào các bạn tìm đọc, nó mang chức năng giới thiệu về mục đích của câu kinh, câu chú để chúng ta hiểu chúng ta đang tu tập vì điều gì, hướng đến giá trị như thế nào. Phần này cũng làm rõ những ý nghĩa và chân lý được vận dụng trong câu kinh để Phật tử có kiến thức cơ sở cho việc thấu hiểu và nghiên cứu. Trong Chú Đại Bi, phần hiển có câu kinh “thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”, mang ý nghĩa khái quát vai trò của 84 câu chú phía sau.

Có thể bạn chưa biết: Luật nhân quả là gì? Hiểu luật nhân quả để đời không uổng phí

Phần mật: đây chính là phần bao gồm 84 câu chú, bắt đầu từ câu mở đầu là “Tâm đà na ni” cho đến “ta bà ha”. Khi đọc đến phần này, chính là chúng ta đang đọc xưng danh hiệu của tất cả 84 vị hộ Pháp Kim Cang Thần – đây cũng chính là hóa thân của Đức Quán Thế m Bồ Tát – tượng trưng cho liệu pháp triệt tiêu 84 tầng phiền não khổ đau của con người. Khi làm tiêu tan hết những phiền não, con người sẽ trở về với bản thể của chính mình với tâm thanh tịnh, trí sáng suốt.

Bên cạnh đó, sư Tuyên Hóa cũng từng giải thích rất hay về cách chúng ta thực hành trì chú kinh pháp, chúng ta sẽ có được ba nghiệp thiện thanh tịnh, khi ba nghiệp thiện thanh tịnh này lắng đọng, cũng là lúc trí huệ của con người được sản sinh. Ba nghiệp thiện thanh tịnh đó là:

Thân ngồi ngay thẳng trước Phật là thân thanh tịnh

Miệng không nói dối, nói lời vô nghĩa, nói điều ác ý là khẩu nghiệp thanh tịnh

Ý không tán loạn, không gieo mầm xấu đó là ý nghiệp thanh tịnh.

Vì vậy, khi niệm Chú Đại Bi, chúng ta hãy luôn hướng về phía tâm từ bi bên trong mình, khơi dậy Phật tính trong con người mình. Thời gian niệm chú Đại Bi trong ngày chính là một điểm neo tâm hồn, giúp cho chúng ta sống trong chánh niệm, không tạo nghiệp bất thiện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu bia, tham, sân, si,.. Chắc chắn tâm sáng, trí cao và hành động trong sạch sẽ giúp chúng ta giữ được thân tâm an lạc, không sợ hãi, không phiền não khổ đau.

Ý nghĩa của thực hành tụng niệm Chú Đại Bi

Chú Đại Bi khi được tụng niệm một cách thành tâm, thành kính và sự tập trung cao độ sẽ giúp cho người thực hành đạt được nhiều lợi lạc và gieo nhiều nhân lành tới bản thân và chúng sinh. Dưới đây là những ý nghĩa không thể phủ nhận khi trì tụng Chú Đại Bi:

Nếu thực hành trí Chú Đại Bi đều đặn mỗi ngày 5 lần thì có thể giảm nhẹ được những tội nặng, nghiệp chướng trăm nghìn kiếp sinh tử.

Kinh sách cũng nêu rõ, nếu trì Chú Đại Bi với tấm lòng thành kính và sám hồi chân phương, có thể diệt trừ những tội xâm phạm, tổn hại tài vật và thức ăn nước uống gây ra bởi nghiệp chướng các kiếp trước. Đây là tội nặng nhưng khi niệm Chú Đại Bi, chúng ta sẽ được chứng thân và chứng tâm, để tiêu tan tội lỗi.

Chú đại bi là gì Đọc chú đại bi trước khi ngủ có tốt không
Chú đại bi là gì Đọc chú đại bi trước khi ngủ có tốt không

Ngay cả những tội nặng khác như phá giới, ngũ nghịch, phạm pháp, trộm của tăng kỳ, hủy hoại chùa tháp,… nhưng nếu con người biết thành tâm niệm

Chú Đại Bi và tuyệt đối tin theo với lòng sám hối chân thật nhất thì tội cũng được hóa giải.

Niệm Chú Đại Bi không chỉ là cách hóa giải những lỗi lâm, nghiệp ác từ kiếp trước của chúng ta mà còn giúp chúng ta gieo phước lành nhờ việc mang đến cho chúng sinh xung quanh nhiều lợi lạc. Ví như chúng ta thọ trì Chú Đại Bi khi đang ở giữa thành phố ồn ào, tất cả những chúng sinh, phi nhân xung quanh môi trường minh sống sẽ được hưởng phước lợi.

Kinh Phật cũng đã nêu rõ: Khi tụng niệm Chú Đại Bi trên đường và có ngọn gió thổi qua, thì tất cả những chúng sinh ở sau ngọn gió đều được hưởng ân phước từ bi này.

Như vậy, ý nghĩa của niệm Chú Đại Bi nằm ở hai phương diện, thứ nhất giúp bản thân mỗi người sám hối và diệt trì ác nghiệp đã gây ra trong quá khứ hoặc tiền kiếp; thứ hai, giúp bản thân mỗi người gieo duyên thiện, tạo nghiệp lành cho chúng sinh xung quanh, mang lại lợi lạc cho chính mình và người khác.

Kết hợp với ý phân tích bên trên, chúng ta có thể thấy rằng, niệm Chú, niệm Phật đều mang mục đích như nhau đó là hướng con người tránh xa điều ác, hành nhiều việc thiện. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sinh” là vì thế. Khi chúng ta niệm chú nhất tâm thì sẽ đứt đoạn được sợi dây phiền não, tham, sân, si của chính mình.

Niệm Chú Đại Bi trước khi đi ngủ có tốt không?

Rất nhiều người trong chúng ta đang trong hành trình tự tu thân, tu tại gia, tức chúng ta vừa phối hợp cuộc sống hàng ngày của mình, vừa muốn giữ cho mình thân khẩu ý thanh tịnh. Do đó, mọi người thắc mắc rằng: Liệu niệm chú Đại Bi trước khi đi ngủ có tốt không? Có ảnh hưởng gì không?
Trả lời cho những băn khoăn này, Công Decor xin được trích dẫn lời giảng pháp của thầy Thích Pháp Hòa trong một buổi giảng pháp về chủ đề này như sau:

“ Tụng kinh, trì chú, niệm Phật là một phương tiện để giữ tâm mình. Nên tùy theo tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh, bệnh duyên mà tùy nghi để hành trì. Quan trọng là tâm chúng ta không bất kính thì là thành tâm”. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể tụng Chú Đại Bi trước khi đi ngủ với một tấm lòng thành kính và sự tập trung cao độ là được.

Có thể bạn chưa biết: Bát chánh đạo là gì? gồm những gì? ứng dụng bát chánh đạo trong kinh doanh

Tất cả những lợi lạc, phước đức vẫn được giữ nguyên khi chúng ta tụng Chú Đại Bi dù ở bất cứ khung giờ nào, hoàn cảnh nào, miễn là tâm không xao nhãng, tâm không bất kính.

Ngoài ra, mỗi khi chúng ta trì Chú Đại Bi cũng nên lưu ý vài vấn đề như sau:

Điều quan trọng nhất là giữ tâm mình hướng thiện, hướng đức, thể hiện sự khoan dung rộng lớn đến tất cả chúng sinh. Trước hay trong khi trì chú cần giữ gìn giới hạnh, không để khởi phát những nhu cầu bất thiện, toan tính, âu lo,..

Giữ thân thể thanh tịnh bằng cách tắm rửa sạch sẽ, tươm tất, chải răng, súc miệng và vệ sinh tay chân sạch sẽ.

Nếu có điều kiện trì tụng trước tượng Phật để giữ cho mình sợi dây neo tâm thành kính tốt nhất.

Nếu có điều kiện cho phép, có không gian riêng tư, không ảnh hưởng tiếng động đến người xung quanh, chúng ta hãy đọc Chú Đại Bi một cách to, rõ ràng, vừa giúp tăng độ tập trung của chúng ta, vừa giúp chúng ta ghi nhớ bài chú tốt hơn.

Nên sắp xếp việc trì Chú Đại Bi vào một khoảng thời gian cố định trong ngày và duy trì một cách đều đặn để tạo thói quen tốt cho bản thân.

Trì tụng chú Đại Bi tại nhà cần tránh những gì?

Trì tụng chú Đại Bi là một hoạt động tâm linh quan trọng trong đạo Phật. Để đảm bảo tính linh thiêng của nghi thức này, bạn nên tránh những điều sau:

  • Tránh nói chuyện, cười đùa hoặc làm bất cứ việc gì khác trong khi trì tụng.
  • Tránh mang theo những vật dụng không cần thiết hoặc mang những vật dụng không phù hợp với không gian tâm linh như điện thoại, máy tính, sách vở, thức ăn…
  • Tránh mặc quần áo không phù hợp với không gian tâm linh như quần áo quá ngắn, quá hở, quá chật…
  • Tránh ý niệm phiền não và những suy nghĩ không tốt khác.

Ăn mặn có tụng được chú Đại bi không?

Trong đạo Phật, không có quy định nào cấm ăn mặn khi trì tụng Chú Đại Bi. Tuy nhiên, để có thể tập trung tâm trí hơn trong nghi thức trì tụng, bạn nên ăn nhẹ, tránh ăn quá no và nên tránh các thực phẩm quá cay, quá mặn hoặc quá ngọt vì chúng có thể làm phiền đến cơ thể và tâm trí của bạn. Tóm lại, ăn mặn không ảnh hưởng đến khả năng tụng Chú Đại Bi, bạn nên tập trung tâm trí để có một trải nghiệm tốt hơn trong việc trì tụng.

Phụ nữ đến tháng có đọc chú Đại Bi không ?

Trì tụng Chú Đại Bi không có bất kỳ giới hạn nào cả, chỉ cần bạn có tinh thần thoải mái, tập trung tư tưởng. Bạn có thể đọc Chú Đại Bi vào bất kỳ ngày nào trong tháng và thậm chí cả trong mỗi ngày. Tuy nhiên, trong đạo Phật, có những ngày đặc biệt được coi là ngày linh thiêng và quan trọng, và việc trì tụng Chú Đại Bi vào những ngày này càng mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ví dụ, ngày Rằm và ngày Mồng 1 trong tháng Âm lịch được coi là ngày linh thiêng và thường được các tín đồ Phật tử dùng để cúng dường và trì tụng các kinh sách Phật giáo, bao gồm cả Chú Đại Bi. Ngoài ra, ngày Đại lễ Phật đản (Vesak) là ngày kỷ niệm sinh, đời và nhập niết bàn của Đức Phật, và là ngày rất quan trọng trong đạo Phật. Việc trì tụng Chú Đại Bi trong những ngày này được coi là rất linh thiêng và có hiệu quả tốt trong việc giải trừ nghiệp chướng và mang lại sự an lạc và hạnh phúc.

Nội dung bài Chú Đại Bi

Dưới đây Công Decor xin gửi đến bạn nội dung của bài Chú Đại Bi để bạn đọc có thể thực hành trì chú mỗi ngày. Chúc bạn có được quyết tâm vững vàng, trí tuệ sáng suốt trên hành trình tu thân của mình!

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng

27.Cu lô cu lô yết mông

28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế

29.Ma ha phạt xà da đế

30.Đà ra đà ra

31.Địa rị ni

32.Thất Phật ra da

33.Giá ra giá ra

34.Mạ mạ phạt ma ra

35.Mục đế lệ

36.Y hê di hê

37.Thất na thất na a

38 Ra sâm Phật ra xá lợi

39.Phạt sa phạt sâm

40.Phật ra xá da

41.Hô lô hô lô ma ra

42.Hô lô hô lô hê rị

43.Ta ra ta ra

44.Tất rị tất rị

45.Tô rô tô rô

46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47.Bồ đà dạ bồ đà dạ

48.Di đế rị dạ

49.Na ra cẩn trì

50.Địa rị sắc ni na

51.Bà dạ ma na

52.Ta bà ha

53.Tất đà dạ

54.Ta bà ha

55.Ma ha tất đà dạ

56.Ta bà ha

57.Tất đà dũ nghệ

58.Thất bàn ra dạ

59.Ta bà ha

60.Na ra cẩn trì

61.Ta bà ha

62.Ma ra na ra

63.Ta bà ha

64.Tất ra tăng a mục khê da

65.Ta bà ha

66.Ta bà ma ha a tất đà dạ

67.Ta bà ha

68.Giả kiết ra a tất đà dạ

69.Ta bà ha

70.Ba đà ma kiết tất đà dạ

71.Ta bà ha

72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73.Ta bà ha

74.Ma bà rị thắng yết ra dạ

75.Ta bà ha

76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77.Nam mô a rị da

78.Bà lô kiết đế

79.Thước bàn ra dạ

80.Ta bà ha

81.Án. Tất điện đô

82.Mạn đà ra

83.Bạt đà gia

84.Ta bà ha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *