Cây bằng lăng cách trồng và chăm sóc bằng lăng xanh tốt trong vườn
Tóm tắt nội dung bài viết
Hoa bằng lăng là biểu trưng cho mùa hè, cho tuổi học trò và những kỷ niệm với mái trường thân yêu. Cây bằng lăng được trồng ở rất nhiều nơi, làm cây bóng mát và tô điểm cho không gian. Vậy cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng xanh tốt như thế nào? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây bằng lăng
Cây bằng lăng hay còn gọi là bằng lăng nước, có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa và thuộc họ Tử Vi. Bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ đến Australia. Ngày nay, bằng lăng đã được du nhập vào nước ta và được trồng ở rất nhiều nơi.
Bằng lăng là loài hoa của tuổi học trò, biểu tượng cho thời tuổi trẻ, những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoa bằng lăng nở báo hiệu mùa hè đến, mùa của thi cử và cũng là mùa tan trường. Các bạn học sinh, sinh viên tạm biệt nhau và tạm biệt mái trường. Hoa bằng lăng còn mang ý nghĩa cho sự chia ly, tạm biệt, mang nỗi buồn sâu sắc. Chính vì vậy, hoa bằng lăng đã tạo cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, nhiếp ảnh chắp bút, sáng tác ra những tác phẩm thơ ca hay, cuốn hút.
Đặc điểm thực vật học của cây bằng lăng
Thân: Bằng lăng là cây thuộc thân gỗ, có chiều cao từ 2m đến 14m. Thân cây thẳng đứng, có vỏ ngoài sần sùi màu nâu đen, có nhiều cảnh tỉa ra, tán rộng.
Lá: Lá cây bằng lăng màu xanh, có dạng hình bầu dục. Kích thước là dài từ 10 – 15cm, bề ngang lá từ 4 – 7cm, gân lá nổi rõ tựa như lá ổi. Chu kỳ rụng lá vào những tháng mùa thu.
Hoa: Hoa bằng lăng có màu tím, mọc thành từng chùm ở trên đầu mỗi nhánh. Mỗi cành hoa có chiều dài khoảng 25 – 35 cm. Cánh hoa mỏng, khi nở sẽ để lộ nhị vàng ở trong khá bắt mắt. Mỗi bông hoa có 6 cánh, có đường nét cong, uốn lượn. Vào những tháng mùa hè, hoa bắt đầu khoe sắc rực rỡ.
Quả: Khi những cánh hoa bắt đầu rụng thì quả của cây bằng lăng được hình thành. Quả mọc thành từng chùm đơn, hình tròn, có đường kính từ 2 -3 cm. Khi còn non, quả có màu xanh dần dần chuyển sang màu nâu và vỏ ngoài ngày càng cứng hơn.
Có thể bạn chưa biết: Cây sen đất loài cây mới lạ hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa sen đất nở đẹp
Đặc điểm sinh thái của cây bằng lăng
Bằng lăng là loại cây ưa sáng, có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Cây có khả năng chịu hạn tốt, bộ rễ cắm sâu. Cây bằng lăng dễ trồng, không yêu cầu quá cao về chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Cây thích hợp với đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.
Các loại cây bằng lăng
Bằng lăng có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, cụ thể như sau:
Cây bằng lăng tím: là loại cây phổ biến ở nước ta, được trồng nhiều nhất và ở nhiều nơi. Bằng lăng tím được trồng ở hầu khắp các con đường, trong khuôn viên của trường học, các khu đô thị nhằm tạo vẻ đẹp cũng như bóng mát bởi tán lá rộng, rậm rạp. Khi hoa nở sẽ phủ sắc tím cả một góc trời rất rực rỡ và cuốn hút, khiến ai cũng phải ngắm nhìn vẻ đẹp của nó.
Cây bằng lăng ổi: Bằng lăng ổi có điểm tương đồng về kích thước, hình sáng với bằng lăng tím. Chỉ khác về màu sắc, bởi hoa bằng lăng ổi có màu trắng tinh khôi.
Cây bằng lăng rừng: Cây thường mọc ở sườn đồi hay bìa rừng, những con dốc để chống xói mòn, sạt lở đất. So với các loại bằng lăng, bằng lăng rừng có kích thước lớn hơn. Bằng lăng rừng thường hay nở vào tháng 6, tháng 7 của mùa hè.
Cây chỉ bằng lăng hay cây tử vi (tường vi): Hoa của cây tử vi thường có màu hồng nhạt, hay được trồng làm cây cảnh trong sân vườn.
Công dụng của cây bằng lăng
Cây bằng lăng trồng làm cảnh, trang trí
Cây bằng lăng có dáng thẳng, không quá cao với sắc tím nhẹ nhàng, mông mơ, được ưa chuộng và trồng ở rất nhiều nơi. Bạn có thể bắt gặp cây hoa bằng lăng tím trong khuôn viên của sân nhà, biệt thự, khu đô thị, trên mọi nẻo đường, khuôn viên của trường học, bệnh viện, công ty. Hoa bằng lăng tím được trồng vừa làm bóng mát vừa tô điểm cho không gian sống của bạn, bớt đi cái oi bức của mùa hè.
Cây bằng lăng lấy gỗ mang giá trị kinh tế cao
Gỗ cây bằng lăng là một trong những loại có giá trị cao cả về thẩm mỹ và kinh tế trong ngành nội thất. Gỗ cây đẹp, bền, mịn nên được dùng làm đồ gỗ rất nhiều.
Cây bằng lăng làm thuốc
Theo các chuyên gia, bằng lăng có khả năng chữa được rất nhiều bệnh như bệnh tiểu đường, giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ, đau dạ dày, tiêu hóa… Đối với các bài thuốc liên quan đến cây bằng lăng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng
Cách trồng cây bằng lăng
Ở nước ta, cây bằng lăng chủ yếu được trồng bằng phương pháp gieo hạt, Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, việc quan trọng là chọn được hạt giống tốt, chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có sức đề kháng tốt, có tán cây rộng, dáng đẹp. Bạn nên chọn hạt chín – là những quả bắt đầu nứt và hạt tung ra ngoài. Sau đó, phân loại và đem hạt đi ủ. Ngâm hạt trong nước ấm từ 10 – 12 tiếng. Loại bỏ những hạt lép, ủ trong túi vải. Khi hạt nứt nanh thì đem trồng trong khay hoặc bầu đất. Trên bề mặt ủ rơm và làm giàn che cho cây con.
Vào tháng 2 – 3 dương lịch là thời gian thích hợp nhất để ươm giống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và hạt giống mà bạn tiến hành gieo vào thời gian phù hợp. Cây giống tốt là cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có chiều cao trung bình là 45cm.
Bằng lăng có tán rộng, chiếm diện tích khá lớn nên khi trồng khoảng cách giữa các cây là 4 x 4 m hoặc 6 x 6m. Hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm. Cây con mới trồng còn khá yêu, bạn nên làm thêm khung sắt hoặc gỗ xung quanh để chống đỡ cho cây.
Có thể bạn chưa biết: Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không, vị trí đặt cây lưỡi hổ tốt nhất
Cách chăm sóc cây bằng lăng
Nước tưới: Bằng lăng là loài cây ưa ẩm ở mức khá, nên bạn cần đảm bảo cung cấp cho cây độ ẩm tốt, không bị khô héo vào mùa hè. Bạn nên dùng nước sạch để tưới cho cây, tránh làm nguồn bệnh lây nhiễm. Bạn cần quan tâm hơn khi cây ra hoa, bởi đây là thời điểm cây cần tưới nước nhiều nhất. Để hạn chế cỏ dại, bạn nên phủ gốc bằng cây phân xanh và xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Vụ xuân làm cỏ vào tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9.
Ánh sáng: Bằng lăng là cây ưa sáng, có tán lá rộng, dày. Để cây có thể mau lớn và che bóng mát cho ngôi nhà, bạn nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng.
Phân bón: Với cây con 2- 3 năm đầu trồng,bạn nên làm sạch cỏ quanh gốc cây từ 2 -3 lần, vun gốc, xới đất tơi xốp. Bạn có thể bổ sung cho cây phân chuồng hoặc phân NPK.
Cắt tỉa cho cây bằng lăng: Với những cây trồng cảnh quan đô thị, cây có kích thước cao hơn 1m, cây cần có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đỡ cây con. Với cây bonsai, cần quan tâm đến kỹ thuật cắt tỉa, uốn dáng cho cây. Vào cuối tháng 7 là thời điểm cây phát triển mạnh và ra chồi mới nhiều, bạn nên thực hiện cắt tỉa vào thời gian này.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng xanh tốt. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website của Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!
Tôi là Chu Thị Trang tôi là một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Tôi có 6 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo online nổi tiếng như dân trí, vn express, kênh 14…. Tôi chuyên viết về những vấn đề kinh tế xã hội, đời sống, trang trí nhà cửa.
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th9
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th9
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th9
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th9