Cây bồ đề – Cây cảnh đẹp trang trí cho sân vườn

Cây bồ đề – Cây cảnh đẹp trang trí cho sân vườn

Cây bồ đề là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nước ta ngày nay. Bồ đề không chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Vậy cây bồ đề có những đặc điểm gì, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây bồ đề như thế nào? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây bồ đề

Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa, thuộc họ Dâu Tằm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, các khu vực miền Tây, Nam của Trung Quốc. Ngày nay, cây bồ đề đã được trồng ở rất nhiều nơi như khu di tích lịch sử, chùa chiền, đường phố hay sân vườn của gia đình.

Đặc điểm thực vật học của cây bồ đề

– Thân: Cây bồ đề thuộc loại thân gỗ, có chiều cao từ 31 đến 35m. Cây có đường kính khá lớn, khoảng 2,5 đến 3,5m. Thân cây có màu lâu đen, gỗ cứng và bền, có nhiều cành lá tỉa ra, tán cây rộng.

– Lá: Lá của cây bồ đề có dạng hình trái tim, đuôi lá dài và nhọn. Mép là nguyên, gân lá có dạng hình lông chim tạo nên những nét đặc trưng cho lá. Cuống lá dài khoảng 6 cm đến 9 cm, lá có chiều dài khoảng 5cm, chiều rộng khoảng 4,5cm. Khi còn non, lá có màu xanh nhạt, càng về già, lá càng có màu xanh đậm.

– Hoa : Hoa bồ đề có hoa màu đỏ, khá bắt mắt, mọc thành từng cụm thẳng đứng. Kích thước của hoa khá nhỏ, đính trên cành và thân, dạng hình bầu dục. Hoa bắt đầu nở từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 5.

– Quả: Khi hoa tàn, quả bắt đầu được hình thành. Quả cây bồ đề có kích thước không lớn lắm. Với đường kính khoảng 2cm. Quả được đính sát vào thân cây và cành. Quả cũng được mọc thành các chùm. Khi còn non, quả có màu xanh, khi chín của sẽ ngả sang màu tím.

Cây bồ đề – Cây cảnh đẹp trang trí cho sân vườn

Đặc điểm sinh thái của cây bồ đề

Cây bồ đề là loài cây ưa sáng, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có khả năng chịu lạnh khá tốt. Cây thích hợp với đất tơi xốp và có chế độ thoát nước tốt. Là loài cây không yêu cầu quá nhiều công chăm sóc và ít bị sâu bệnh, cây bồ đề có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.

Lợi ích và ứng dụng của cây bồ đề

Cây bồ đề làm cây cảnh trang trí sân vườn nhà, tạo bóng mát

Khi nhắc đến cây bồ đề, công dụng đầu tiên mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua đó là dùng để trang trí, tạo cảnh quan cho sân vườn. Cây thường được trồng ở các đường phố, quán nước, nhà hàng, khách sạn hay khu công viên, bệnh viện… Cây có tán lá rộng mang đến bóng mát và tạo không gian sống mát mẻ,dễ chịu nhất là vào những ngày mùa hè oi bức. Ngoài ra, cây còn được cắt tỉa tạo thành thế cây bonsai, tiểu cảnh trong sân vườn,phù hợp với những hộ gia đình có diện tích nhỏ nhưng vẫn muốn trồng cây bồ đề.
Bên cạnh tác dụng làm cây cảnh trang trí, cây bồ đề còn giúp bảo vệ môi trường, điều hòa, thanh lọc không khí. Bởi cây có khả năng hấp thụ các chất khí độc, khói bụi và nhả ra oxy ra môi trường.

Cây bồ đề lấy gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ, có giá trị kinh tế cao

Với những cây bồ đề bonsai dáng đẹp sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Tùy vào thế cây, có thể bán đi với giá trị từ hàng triệu đến vài trăm triệu. Gỗ của cây bồ đề có những đặc điểm ưu việt: thớ gỗ đều mụn, ít bị công vênh, bền và đẹp… Chính vì vậy, gỗ cây bồ đề được ứng dụng để sản xuất làm các món đồ thủ công mỹ nghệ, các đồ gia dụng, nội thất. Cùng với đó, nó còn là nguyên liệu cho sản xuất giấy và tăm… Không chỉ riêng gỗ mà nhựa của cây bồ đề cũng có những ứng dụng riêng. Nhựa của cây bồ đề có hương thơm dịu nhẹ, được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa hay chiết xuất tinh dầu thơm.

Cây bồ đề là thảo dược quý góp phần chữa nhiều bệnh

Một trong những công dụng tuyệt vời của cây bồ đề là một loại dược liệu quý. Có rất nhiều vị thuốc, chữa nhiều loại bệnh khác nhau được làm từ cây bồ đề. Trong cây có thành phần có tính sát trùng cao, có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, loét, các bệnh về đường ruột, tiêu chảy hay tiểu đường. Vị thuốc an tức hương từ nhựa cây chế ra nhiều bài thuốc uống giúp trừ tà, hạ khí, an thần.

Cây bồ đề còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành

Bồ đề tượng trưng cho sự thức tỉnh của con người, sống ngay thẳng và thánh thiện. Trong phong thủy, cây bồ đề giúp xua đuổi tà ma, mang đến nhiều điều may mắn, bình an cho gia chủ.

Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

Có rất nhiều cách để nhân giống cây bồ đề. Có thể nhân giống hữu tính như giâm bằng hạt hoặc nhân giống vô tính như chiết cành, giâm cành. Với mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Ngày nay, phương pháp giâm cành được ứng dụng nhiều nhất. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn nên chọn các cành khỏe mạnh, các cành bánh tẻ là phù hợp nhất, không già cỗi, không bị sâu bệnh. Đối với nhân giống bằng hạt,hạt được chọn cũng phải khỏe mạnh, có khả năng nảy mầm tốt, chắc, khỏe.

Cách trồng cây bồ đề

Chọn bầu đất và chuẩn bị hố: Hố trồng phải có kích thước tương ứng với bầu đất. Kích thước hố đào là 50x50x50cm. Để hố phơi khoảng 1 tháng, sau đó bón vôi và bổ sung phân bón hữu cơ như phân chuồng, mùn dừa.
Sau đó, chúng ta đặt bầu đất vào chính giữa. Tháo bỏ lớp nilong bên ngoài bầu đất. Chú ý không làm vỡ bầu đất và gãy cây. Đặt cây bồ đề xuống hố, lấp đất, vừa lấp vừa nén để cây thẳng. Sau đó, tưới nước cho cây.

Cách chăm sóc cây bồ đề

– Ánh sáng: Bồ đề là loài cây ưa sáng nên điều kiện ánh sáng với cây khá quan trọng. Bạn nên loại bỏ các cành lá che chắn ánh sáng của cây và phát quang cỏ ở quanh gốc để đảm bảo cây được tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất.

– Nước: Trong giai đoạn đầu, nước đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần bổ sung cho cây lượng nước vừa đủ để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều vì dễ gây ngập úng, làm thối gốc. Thời gian đầu, bạn có thể tưới 2 ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối. Không nên tưới vào buổi trưa, đây là thời điểm nhiệt độ cao sẽ dễ khiến cây bị sốc nhiệt và chết:

– Nhiệt độ : Cây bồ đề thích hợp ở nhiệt độ từ 16 đến 37 độ C

– Vị trí trồng: Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhận được ánh sáng tốt nhất

– Cắt tỉa cành: Bạn nên thường xuyên dọn cỏ xung quanh gốc cây và cắt tỉa để cây có dáng đẹp. Loại bỏ những cành lá héo, khô, hoặc bị sâu hại để tránh làm ảnh hưởng đến những cành lá khác.

– Bón phân:Thực hiện bón phân định kỳ 3 đến 5 tháng đầu hoặc phân xanh. Từ 6 tháng đến 1 năm, bạn có thể bón 1 lần/100gram/1 gốc loại phân bón NPK.

– Sâu bệnh hại: Cây bồ đề ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh thường gặp như sâu đục thân, nhện đỏ, phấn trắng. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như regent cho các loại sâu đục thân, bọ trĩ hay Score, Topsin M, Anvil… để phòng trừ bệnh phấn trắng

Trên đây là bài viết về cách trồng và chăm sóc cây bồ đề. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!