Cây hoa huệ – Hoa đẹp mang hương thơm ngào ngạt cho ngôi nhà
Tóm tắt nội dung bài viết
Hoa huệ với màu trắng tinh khôi cùng hương thơm thanh thoát, không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực như sức khỏe, tâm linh. Chính vì vậy, hoa huệ được nhiều người ưa chuộng và trồng ở rất nhiều nơi. Vậy hoa huệ có đặc điểm gì, công dụng của hoa huệ? Cách trồng và chăm hoa huệ như thế nào để có hương thơm ngào ngạt? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây hoa huệ
Hoa huệ có tên khoa học Polianthes tuberosa thuộc họ Thùa (Agavaceae). Hoa huệ còn có tên gọi khác là hoa Dạ lai hương (mùi thơm tỏa ra trong đêm tối), hay là vũ lai hương ( mùi thơm của hoa vào ban ngày). Nguồn gốc của hoa huệ có xuất xứ từ Nam Mỹ và Mexico nhưng ngay nay, hoa huệ đã được rất nhiều ưa chuộng và trồng nhiều ở nước ta. Ở Việt Nam hiện nay, hoa huệ gồm có 2 loại chính: Hoa huệ đơn có thân ngắn và hoa thường không dày; hoa huệ uệ kép có thân cao hơn, hoa dày hơn và bông hoa cũng có xu hướng cao hơn.
Đặc điểm thực vật học của cây hoa huệ
– Hoa huệ thuộc loại cây thân thảo, thẳng đứng và không phân nhánh. Cây có hình dáng giống cây hành tỏi, chiều cao trung bình khoảng 0,7 đến 1,5 m
– Lá: Lá hoa huệ màu xanh, thuôn dài, nhọn ở phía đầu giống như hình kiếm dài. Hoa huệ mọc ở phần cuống dài, kết thành nhiều chùm liên tiếp ở ngọn, hoa có xu hướng mọc càng dày về phía đầu ngọn.
– Hoa huệ có màu trắng, khi hoa nở sẽ để lộ nhị và nhụy màu vàng. Cánh hoa mỏng, nở xòe ra trông rất bắt mắt. Hoa huệ có đặc điểm nở khi về đêm nên ban đêm bạn sẽ ngửi được hương thơm ngào ngạt, cuốn hút của nó. Do cánh hoa huệ có cấu tạo nhạy cảm với độ ẩm. Những lỗ khí mở to để kích thích trao đổi khí nên bạn sẽ thấy hương thơm của hoa bình thường hơn khi trời mưa. Hoa nở quanh năm nhưng vào mùa hè, hoa nở thường to và nhiều bông hơn. Thời gian hoa nở kéo dài từ 6 đến 17 ngày
Đặc điểm sinh thái của cây hoa huệ
Hoa huệ là loài cây ưa sáng, sống lâu năm và nở hoa quanh năm. Vào mùa hè là thời gian thích hợp để cây phát triển và sinh trưởng tốt, hoa nở to và nhiều hơn. Hoa huệ thường nở hoa vào buổi tối và tỏa hương thơm ngào ngạt hơn vào ban đêm.
Lợi ích và ứng dụng của cây hoa huệ
Cây hoa huệ làm cây cảnh trang trí
Hoa huệ không chỉ được dùng để trưng bày cắm ở nhà mà còn được trồng và cắm ở nhiều nơi như đình, chùa, miếu mạo. Bởi loài hoa có hương thơm ngào ngạt và màu trắng thuần khiết, tinh khôi rất thích hợp để trưng bày ở những nơi thanh tịnh, an yên như đình, chùa. Chính vì vậy, người Việt Nam mỗi khi có dịp cúng bái ở đình chùa hay có thói quen cắm hoa huệ vào các dịp lễ tết, năm mới. Người Việt thường cắm hoa huệ đỏ với mong muốn một năm mới bình an, vạn sự như ý. Cũng vì lẽ đó, hoa huệ được ví như loài hoa giúp thúc đẩy nền kinh tế cho người làm nông, đem lại doanh thu cao cho người nông dân hằng năm.
Cây hoa huệ với hương thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thoải mái, giải tỏa căng thẳng
Hương thơm nhẹ nhàng của hoa huệ giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, bạn không nên chưng hoa huệ trong phòng kín và phòng ngủ vào ban đêm, bởi hoa huệ có hương thơm quá nồng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí ngạt đường hô hấp. Bạn không nên cắm nhiều hoa huệ trong nhà, nên cắm từ 4 đến 9 cành là vừa đủ.
Cây hoa huệ được sử dụng trong ẩm thực
Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, hoa huệ còn có một công dụng mà ít ai biết đến là có thể sử dụng trong ẩm thực. Bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để làm các món như: hoa huệ xào thịt lợn, hoa huệ xào thịt bò….
Cây hoa huệ mang ý nghĩa tâm linh
Theo những người Thiên chúa giáo, hoa huệ được xem như biểu tượng của Mẹ Maria – Đức mẹ đồng trinh trọn đời. Hoa huệ là hiện thân của sự tinh khiết và vẻ đẹp của tuổi trẻ. Hoa huệ cũng được xem như nét đẹp của người phụ nữ, thể hiện sứ mệnh của người làm mẹ. Nhìn thấy hoa huệ, ta như liên tưởng đến lòng đam mê mãnh liệt và ước mơ tài sinh hoàn toàn, sự đổi mới.
Cách cắm bình hoa huệ đơn giản, đẹp và tươi lâu
Bạn muốn cắm một bình hoa huệ để trưng bày hoặc bày biện trên bàn thờ nhưng chưa biết cắm sao cho tinh tế. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo, bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ sau: một lọ hoa, một miếng xốp cắm hoa, hoa huệ trắng, vài lá dừa cảnh, các vật dụng như kéo, băng keo,…
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Để hoa có thể tươi lâu hơn, bạn nên dùng miếng xốp. Những miếng xốp vào nước. Sau đó cố định miếng xốp vào miệng bình.
Bước 2: Cắt lá dứa theo dạng hình chóp. Lá cao nhất cắm ở chính giữa, các lá tiếp theo cắm thấp dần. Hai bên đối xứng và đều nhau.
Bước 3: Bạn lấy khoảng 8 cành huệ cắm vào giữa bình. Bông cao nhất cắm ở đằng giữa sao cho lá dứa ở vị trí trung tâm. Các cành còn lại thấp hơn lá dứa ⅔.
Bước 4: Nếu bạn muốn cắm bình hoa theo dạng kim tự tháp, bạn xếp các cành huệ ở vị trí so le nhau và thấp dần về phía đáy xốp. Sao cho ⅔ số hoa huệ hướng lên trên và 1/3 chỉa ra ngoài. Bạn cần đảm bảo ở tầng thấp nhất, hoa huệ che hết miệng xốp.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa huệ
Có rất nhiều cách để nhân giống hoa huệ, ví dụ như trồng bằng củ, nuôi cấy bằng mô. Tuy nhiên, cách được ứng dụng nhiều nhất, tốt nhất là nhân giống bằng củ. Các này sẽ tiết kiệm được chi phí và đem lại hiệu quả cao.
Cách trồng cây hoa huệ
Cách chọn giống và đất trồng cây hoa huệ
Chọn đất trồng và chọn củ để nhân giống là khâu quan trọng nhất, quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
– Đất: Bạn nên chọn đất tơi xốp, có chế độ thoát nước tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, không tưới quá nhiều nước và cũng không để cây bị khô hạn.
– Chọn củ giống: Bạn nên chọn củ làm giống từ trước vụ. Sau đó, để khô dự trữ vào mùa khô. Củ giống được chọn phải đảm bảo không bị sâu bệnh, khỏe mạnh để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
– Tiến hành trồng cây hoa huệ
+ Bạn chọn cây làm giống, cắt bỏ hết lá. Sau một thời gian, bạn moi củ lên, cắt bớt rễ và nhúng củ qua thuốc sinh học trừ sâu rồi để củ ở dưới bóng mát.
+ Trước khi đem củ của cây hoa huệ đi trồng, bạn nên loại bỏ hết rễ và lớp vỏ bên ngoài làm ảnh hưởng đến củ.
+ Tùy thuộc vào diện tích mà khoảng cách giữa các cây trồng sẽ khác nhau. Khoảng cách thông thường là 19,5 x19,5 cm, độ sâu khoảng 3-4cm. Để có thể thu hoạch sớm, bạn trồng cây với độ sâu nông hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu vậy cây sẽ có xu hướng bé hơn, và chùm hoa không được nhiều bông. Nếu cây được trồng sau hơn, bông hoa sẽ to và nhiều hơn nhưng thời gian ra hoa sẽ bị chậm hơn.
Cách chăm sóc cây hoa huệ
– Chế độ ánh sáng: Hoa huệ là loài cây ưa nắng, ưa ánh sáng toàn diện. Bạn nên phát quang các bụi cỏ xung quanh để cây có thể đón nhận ánh sáng một cách tốt nhất. Nếu cây được trồng ở vị trí nhiều nắng sẽ cho hoa nhiều hơn, chất lượng sẽ tốt hơn.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây hoa huệ phát triển là khoảng 17 đến 34 độ C. Cây không ưa được lạnh nên bạn cần lưu ý trồng cây vào mùa đông. Trong điều kiện lạnh, bạn cần có các biện pháp che chắn, sưởi đèn để cây đạt chất lượng tốt nhất.
– Độ ẩm: Với độ ẩm cao, cây hoa huệ sẽ nở nhiều hoa hơn.
– Về đất trồng: Hoa huệ cũng là một trong số những loài cây dễ trồng và dễ chăm. Cây không yêu cầu quá khắt khe về đất. Tuy nhiên, bạn nên trồng ở nơi có đất tơi xốp, thoát nước tốt.
– Cách tưới nước: Bạn nên tưới nước thường xuyên cho hoa huệ, mỗi ngày 2 lần. Tuy nhiên, có một lưu ý khi tưới nước cho cây, bởi cây dễ bị đổ và dập hoa, bạn nên tưới vào gốc nhiều hơn hoặc tưới phun mưa dưới dạng hạt nhỏ.
– Bón phân: Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà chúng ta bổ sung liều lượng sao cho phù hợp. Trước khi sử dụng phân bón, bạn nên dọn sạch cỏ ở trên ruộng đất
+ Giai đoạn 1: Khi mới trồng, bạn nên bổ sung phân bón cho cây hoa huệ 1 tháng 1 lần với liều lượng 30kh phân đạm kết hợp cùng 30kg phân DAP/ 1.000m2
+ Giai đoạn 2: Sau 21- 24 ngày cách giai đoạn 1, bạn nên bón thêm khoảng 11- đến 14kg đạm kết hợp KNO3
+ Giai đoạn 3: Sau khi thu hoạch, bạn cũng cần bổ sung 16kg 16kg DAP và 16kg đạm để bổ sung chất cho vụ mới.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây hoa huệ không có nhiều sâu bệnh hại. Một số bệnh thường gặp ở cây có thể kể đến như rệp, nhện đỏ, cào cào…hoặc các loại như sâu ăn lá, ăn chồi.
+ Nếu ở trên lá hoặc thân xuất hiện các vết chích cắn của các loại hút chích. Bạn nên đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ nước, phun thuốc đặc trị Danitol, ortus và một số loại thuốc khác có thể mua ở các nhà thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
+ Sâu ăn lá hoặc chồi bị sâu ăn, khuyết đi nhiều. Nếu thấy xuất hiện biểu hiện này, bạn nên mua thuốc trừ sâu ở những cửa hàng uy tín để kịp thời diệt trừ mầm bệnh.
+ Bệnh thối củ hoặc nhũn ở lá cây hoa huệ: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cây bị úa ở lá hoặc thối củ là do chế độ thoát nước kém làm ứ đọng nước ở củ. Bạn nên xem xét kỹ hệ thống thoát nước ở cây, thu hoạch đúng quy chuẩn của cây hoa huệ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi chia sẻ về hoa huệ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích Hãy theo dõi website Công Decor để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!
Tôi là Chu Thị Trang tôi là một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Tôi có 6 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo online nổi tiếng như dân trí, vn express, kênh 14…. Tôi chuyên viết về những vấn đề kinh tế xã hội, đời sống, trang trí nhà cửa.
Bài viết liên quan
Thần số học và Tarot có mối liên hệ gì với nhau không?
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi là bài tarot đều được đánh dấu [...]
Th9
Top những lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêu mạnh mẽ nhất
Lá bài tarot mang tín hiệu của tình yêuTóm tắt nội dung bài viết1 Lá [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linh
Lá bài trong tarot mang ý nghĩa về trực giác và năng lực tâm linhTóm [...]
Th9
Các dạng đề phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Dạng đề 1 phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” :Tóm tắt nội [...]
Th9
Top 10 lá bài trong tarot mang ý nghĩa về sự nghiệp tốt đẹp, lẫy lừng
Lá bài Tarot là gì?Tóm tắt nội dung bài viết1 Lá bài Tarot là gì?2 [...]
Th9
Trắc nghiệm điều bạn cần nhất trong tình yêu là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng cho mình một tình [...]
Th9