Hướng dẫn cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc 2023

Cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc

Cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc

Viết đoạn văn là một cơ sở quan trọng để cho chúng ta tư duy và kỹ năng triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh. Chính vì vậy kỹ năng viết đoạn văn là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đoạn văn không chỉ ứng dụng trong việc làm bài tập khi ngồi trên ghế nhà trường, mà còn ứng dụng rất nhiều khi giao tiếp bằng văn bản trong công việc. Vì vậy trong bài viết này Công Decor sẽ hướng dẫn bạn cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc. Mời bạn đọc theo dõi!

Hướng dẫn viết đoạn văn cho học sinh bậc tiểu học (lớp 2,3,4,5)

  • Yêu cầu đề bài

Đối với học sinh cấp tiểu học, cụ thể là học sinh khối lớp 2,3,4,5, yêu cầu viết đoạn văn thường ở dạng yêu cầu đơn giản, chủ yếu xoay quanh hai loại văn đó là văn kể chuyện và văn miêu tả.

  • Hình thức đoạn văn

Thông thường ở cấp bậc tiểu học, đoạn văn yêu cầu các em thành lập chỉ giới hạn ở độ dài từ 3 đến 10 câu văn.

  • Cấu tạo đoạn văn

Cấu tạo một đoạn văn cũng bám sát theo cấu tạo cách làm một bài văn, sẽ bao gồm 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Khi triển khai một đoạn văn kể chuyện hoặc văn miêu tả, điều cần thiết mà các em cũng như quý phụ huynh cần lưu ý đó là tính mạch lạc, rõ ràng.

  • Cách tạo lập đoạn văn
    • Mở đoạn: chỉ cần 1 câu mở đầu đoạn văn giới thiệu khái quát về đối tượng, nội dung sẽ làm rõ trong cả đoạn.
    • Thân đoạn: phát triển nội dung được giới thiệu ở mở đoạn. Thường thân đoạn sẽ có từ 2 -3 ỹ nhỏ, mỗi ý thống nhất nói/ miêu tả về một nội dung.
    • Kết đoạn: câu cuối cùng của đoạn văn với chức năng tóm tắt lại một lần nữa nội dung của toàn đoạn + trình bày tình cảm, suy nghĩ của người viết.

Ví dụ:

Đề bài: Em hãy miêu tả cảnh cánh đồng mùa lúa chín trên đồng quê.

Mở đoạn: Giới thiệu về cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh cánh đồng mùa lúa chín.

Cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc
Cách viết đoạn văn hay nhất theo từng cấp bậc

Thân đoạn: Miêu tả theo một trình tự nhất định: có thể là từ gần đến xa, từ xa đến gần

  • Miêu tả toàn cảnh: Cánh đồng mùa lúa chín phủ một màu vàng ruộm kết hợp với ánh nắng mùa hè chói chang, làm nên một màu vàng giòn, rất đồng quê, rất Viêt Nam.
  • Miêu tả cảnh thu hoạch:

Những cô dì chú bác hồ hởi gọi nhau đi làm từ sáng sớm, rồi cặm cụi cắt từng bó lúa vàng ươm, nặng trĩu hạt thóc mẩy vàng trên tay. Những giọt mồ hôi vì lao động chảy dài trên má, nhưng họ vẫn rạng rỡ nở nụ cười vì một vụ mùa bội thu.

  • Miêu tả cây lúa

Bước lại gần cầm cây lúa chín vàng ươm trên tay, cây lúa mang nặng bao nhiêu hạt thóc nên cong mình như cúi đầu chào các bác nông dân, chào cả người qua đường như em.

  • Miêu tả mùi thơm, không gian xung quanh

Mùi lúa chín thơm một mùi hương dễ chịu, thoang thoảng, kết hợp cùng mùa rơm phơi trên đường làm nên một hương vị dân dã.

Kết đoạn:

  • Cảnh lúa chín đẹp bình yên
  • Em yêu quý và trân trọng hơn sức lao động để tạo ra một bát cơm dẻo thơm bưng trên tay mình.

Những lưu ý khi viết một đoạn văn miêu tả hoặc kể chuyện:

  • Khi viết tập làm văn, các em chưa quen triển khai nội dung thì luôn cần lập dàn ý trước khi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
  • Các câu trong đoạn văn phải cùng viết về một chủ đề, tránh lan man lạc đề
  • Miêu tả theo trình tự không gian hoặc kể theo trình tự thời gian.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn với học sinh bậc trung học cơ sở (lớp 7,8,9)

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài

Ở bước đầu tiên này, bạn cần khoanh vùng trọng tâm yêu cầu của đề bài để biết được đối tượng nội dung mình cần bàn bạc, phân tích là gì. Cần làm rõ những nội dung sau:

  • Kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp
  • Dung lượng: khoảng bao nhiêu câu
  • Những yêu cầu khác

Bước 2: Lên nhanh những ý chính về đối tượng cần nói đến, phân tích

Ở bước này bạn cần vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm/ kiến thức xã hội có được của cá nhân mình để làm rõ cho yêu cầu của đề bài.

Bước 3: Viết đoạn văn theo yêu cầu và ý chính vừa nêu trên.

Ví dụ:

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, phân tích về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, trong đó có sử dụng câu dẫn trực tiếp  và thành phần phụ chú.

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài

  • Kiểu đoạn văn:quy nạp
  • Dung lượng: trên dưới 12 câu
  • Tiếng Việt: thành phần phụ chú và câu dẫn trực tiếp
  • Nội dung: vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”.

Bước 2: Xác định ý chính:

Nhân vật Phương Định hiện lên với 3 vẻ đẹp:

  • Thứ nhất, nhạy cảm, mơ mộng, hồn nhiên
  • Thứ hai, là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu  trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
  • Thứ ba, Phương Định là người có phẩm chất anh hùng

Bước 3: Viết đoạn văn

Đoạn văn mẫu:

Trước tiên, Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (LMK) hiện lên là một cô gái mơ mộng, hồn nhiên. Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo những kỉ niệm đẹp của  một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương với thành phố của cô (1). Ở chiến trường 3 năm, đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không hề  mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai : nhạy cảm, mơ mộng và thích được hát(2). Cô hồn nhiên đến đáng yêu khi gặp cơn mưa đá trên cao điểm : « Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. Rồi mưa tạnh, tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi »(3). Cùng với trận mưa đá ấy, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô « xoáy mạnh như sóng » biết bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố và quê hương (4). Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường (5). Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu  trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình (6). Biết mình được các anh lính  để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón, cô luôn kín đáo giữa đám đông : « đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt » (7).  Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau mỗi lần phá bom : « Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chị Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình », rồi chăm sóc đồng đội như một y tá(8). Cô còn yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (9).  Trong suy nghĩ của cô : « những người đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ (10).  Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ từng giây phút  đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ (11). Công việc hàng ngày của cô và đồng đội rất nhiều và nguy hiểm : phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả », công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim, nhưng cô nói về chừng ấy công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, cô nghĩ về công việc của mình quá giản dị và còn cho là có cái thú riêng : « có ở đâu như thê này không.  Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ » (12).  Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết : « quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể » (13). Thế đấy, những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục (14).Tất cả đã được tác giả kể chân thực, sinh động và tự nhiên qua tâm lí nhân vật ở những sự việc và chi tiết có ý nghĩa trong truyện,  và những nét tâm lí này lại được chính nhân vật nói lên qua vai kể của mình nên lại càng thấm thía(15).

Trên đây là bài viết của Công Decor hướng dẫn về cách viết đoạn văn hay nhất dành cho mọi bậc học.

Để theo dõi những bài viết tương tự, bạn đọc tham khảo tại website Công Decor, bạn nhé!