Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực

Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực

Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực

Dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý là một dạng đề phổ biến và hay được ra nhất trong các kỳ thi chuyển cấp hoặc trung học phổ thông quốc gia. Chính vì vậy, những kỹ năng và sự rèn luyện cách viết dạng đề này cần được chú trọng để nâng cao điểm số môn ngữ văn. Trong bài viết này, Công Decor sẽ hướng dẫn bạn cách làm dạng văn nghị luận xã hội về lòng trung thực để trả lời các câu hỏi: “Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực?”. Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay nhé!

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng trung thực

Đề bài tham khảo nghị luận về lòng trung thực

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do  Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất  trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của  chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt,  âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế,  nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc”  tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.

(Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ

văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.122)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong đoạn  trích phần đọc – hiểu: “Trung thực là sự thống trong suy nghĩ, lời nói và hành động”.

Phân tích đề

  • Vấn đề cần nghị luận: Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
  •  Định hướng:

⤏ Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý.

⤏ Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được trung thực, sự thống nhất là gì và phân tích làm  rõ được trung thực thật sự cần thống nhất ở cả suy nghĩ, lời nói và hành động. Từ đó rút ra bài học cho  bản thân.

  • Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;  đoạn văn cần rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.

Dàn bài nghị luận xã hội bàn về lòng trung thực

Giải thích

Trung thực là gì? 

Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.

Sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói, hành động biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện của trung thực không chỉ ở suy nghĩ, lời nói mà còn là hành động. Nghĩa là suy nghĩ, lời nói  và hành động cần thống nhất, không thể nói một đằng làm một nẻo hay hứa mà không làm. Như thế là  thiếu trung thực.

Như tác giả trong bài viết, trung thực không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn được biểu hiện ở ngôn ngữ không lời như: cử chỉ, nét mặt, tư thế ngồi… Vì thế để người giao tiếp với ta cảm nhận được sự trung  thực, chân thành thì chúng ta cũng cần trung thực, không chỉ qua suy nghĩ, lời nói mà cả hành động.

Bình luận 

Tại sao chúng ta cần sự trung thực trong cuộc sống? (Ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống)

  • Thứ nhất, trung thực giúp người khác nhìn nhận đúng, đánh giá đúng về con người thật của chúng ta.
  • Thứ hai, trung thực giúp chính bản thân chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng về con người của mình, để từ đó, biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trở thành phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình.
  • Thứ ba, trung thực giúp cho con người sống ngay thẳng, không lừa người dối mình, sống chân thành sẽ luôn nhận về chân tình của những người xung quanh.

Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá  thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác, nhưng nếu sự lừa dối  đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi trung thực có thể khiến bạn bị thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng có đắn đo, hãy hành  động.

Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực
Lòng trung thực là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của trung thực?

Chứng minh

Chúng ta hãy trích dẫn những câu nói về sự trung thực, những tấm gương sáng về đức tính trung thực để có thể làm dẫn chứng thuyết phục cho bài viết.

  • Câu nói ngàn đời của ông cha ta “Cây ngay không sợ chết đứng”.
  • Tấm gương về sự trung thực: những người luôn sẵn sàng trả lại người khác số tiền rất lớn

Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ờ đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”. Điều Abraham Lincoln muốn nói qua bức thư ấy chính là không có gì quý giá lòng trung thực có ở con người. Và không ai khác, nền giáo dục sẽ rèn luyện cho con người phẩm đức đó.

Bài học & liên hệ bản thân 

Trung thực với chính bản thân mình, sẵn sàng nhận lỗi sửa sai, đừng bất chấp mọi giá trị sống lừa dối  để đạt được mục đích. Đồng thời, cần trải nghiệm thực tế, để việc đánh giá, nhận xét sự trung thực một  cách khách quan nhất. Luôn luôn nhìn nhận con người thông qua hành động, xem xét mối quan hệ giữa  vị tha và ích kỷ để thấy họ đã thực sự trung thực từ trong suy nghĩ và hành động hay chưa?

Đoạn văn nghị luận xã hội mẫu về lòng trung thực

Trong cuộc sống, đức tính trung thực là một trong những phẩm chất vô cùng đáng quý và đáng để ta rèn luyện mỗi ngày. Vậy lòng trung thực được hiểu như thế nào? Trung thực là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Biểu hiện của trung thực không chỉ ở suy nghĩ, lời nói mà còn là hành động. Nghĩa là suy nghĩ, lời nói  và hành động cần thống nhất, không thể nói một đằng làm một nẻo hay hứa mà không làm. Như thế là  thiếu trung thực. Như tác giả trong bài viết, trung thực không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn được biểu hiện ở ngôn ngữ không lời như: cử chỉ, nét mặt, tư thế ngồi… Vì thế để người giao tiếp với ta cảm nhận được sự trung  thực, chân thành thì chúng ta cũng cần trung thực, không chỉ qua suy nghĩ, lời nói mà cả hành động. Tại sao chúng ta cần sự trung thực trong cuộc sống? Thứ nhất, trung thực giúp người khác nhìn nhận đúng, đánh giá đúng về con người thật của chúng ta. Chúng ta thường có xu hướng che giấu những điểm yếu của bản thân và cường điệu hóa năng lực của chính mình để lấy được niềm tin và sự coi trọng của người khác. Nhưng một thực tế mà mỗi người đều có thể nhận ra, đó chính là không ai có thể che giấu sự thật được khi muốn cộng tác và đi đường dài cùng nhau. Chính vì vậy, sự trung thực ngay từ đầu sẽ là nền tảng để mọi người thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ và cùng nâng đỡ nhau trên hành trình phát triển. Thứ hai, trung thực giúp chính bản thân chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng về con người của mình, để từ đó, biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trở thành phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình. Sự trung thực tự nhìn nhận với chính mình, với cảm xúc đang diễn ra trong mình tưởng đơn giản nhưng thật sự không nhiều người làm được điều đó. Đôi khi chúng ta không thấu hiểu chính mình cũng đến từ việc chúng ta không thành thật với bản thân. Chúng ta sợ hãi, chúng ta nghi ngại nhưng chúng ta lại không thừa nhận điều đó và tự động viên rằng mình sẽ ổn – Đây cũng chính là một biểu hiện của sự thiếu trung thực với chính mình. Thứ ba, trung thực giúp cho con người sống ngay thẳng, không lừa người dối mình, sống chân thành sẽ luôn nhận về chân tình của những người xung quanh. Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá  thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác, nhưng nếu sự lừa dối  đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi trung thực có thể khiến bạn bị thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng có đắn đo, hãy hành  động. Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ờ đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”. Điều Abraham Lincoln muốn nói qua bức thư ấy chính là không có gì quý giá lòng trung thực có ở con người. Và không ai khác, nền giáo dục sẽ rèn luyện cho con người phẩm đức đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống này, chúng ta nhận ra sự lừa dối đang ngày càng phổ biến và thịnh hành, chúng ta giảm bớt niềm tin vào con người, vào chính đồng loại của mình. Những vấn nạn như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, đến an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng đi xuống vì cái lợi trước mắt. Chính vì điều này, càng cho tôi thấy bài học giá trị của lòng trung thực giữa cuộc sống này. Dù biết những điều mình làm không tạo nên nhiều tác động xã hội, không thể biến đen thành trắng, nhưng tôi tin, mỗi cá nhân khi tự nhắc nhở bản thân về tính trung thực, sẽ tạo nên một kết nối đủ mạnh để làm trong sạch hơn xã hội.

Trên đây là bài viết của Công Decor hướng dẫn bạn triển khai đoạn văn nghị luận xã hội về lòng trung thực. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.