Cách đặt câu hỏi (nên và không nên) khi xem bài Tarot
Tóm tắt nội dung bài viết
Khi tìm đến từ khóa cho bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu được phần nào ý nghĩa quan trọng của việc đặt câu hỏi khi đi xem bài Tarot. Theo trải nghiệm của những người Tarot reader (người đọc bài tarot) và cả người querent (người đặt câu hỏi xem bài), cách đặt câu hỏi quyết định tới 90% độ chính xác cho thông điệp muốn truyền tải. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không đi tìm hiểu cách đặt câu hỏi đúng khi xem bài Tarot. Cùng theo dõi bài viết này của Công Decor bạn nhé!
Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi đúng khi xem bài Tarot
Trước khi đi vào tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi đúng khi xem bài tarot, chúng ta cần hiểu thế nào là một câu hỏi đúng. Một câu hỏi đúng là câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí như sau:
- Xác định cụ thể vấn đề bạn đang gặp phải/ đang quan tâm
- Xác định trọng tâm khía cạnh bạn muốn lá bài giải đáp
- Xác định đúng vấn đề đó liên quan đến bản thân mình (nhấn mạnh lại là liên quan đến cá nhân người xem bài)
- Câu hỏi mang tính định hướng – tức nó sẽ giúp bạn hành động thay đổi một điều gì đó để trở nên tốt hơn.
Sau khi đã hiểu được tiêu chí đánh giá một câu hỏi đúng, bạn sẽ nắm được lợi ích của việc đặt đúng câu hỏi cho người đọc bài:
- Thứ nhất, giúp bạn và người đọc bài tiết kiệm thời gian
Khi bạn đã xác định được cụ thể, rõ ràng vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bạn, việc truyền đạt của bạn cũng trở nên ngắn gọn, trọng tâm, giúp cho người đọc bài hiểu được mong muốn của bạn một cách triệt để. Từ đó, tiết kiệm được tối đa thời gian cho việc lắng nghe câu chuyện/ vấn đề của bạn. Dành thời gian để đọc và truyền tải thông điệp của lá bài.
- Thứ hai, độ chính xác của kết quả đến từ chính cách bạn đặt câu hỏi
Khi bạn xác định được trọng tâm vấn đề và khía cạnh mình quan tâm, người đọc bài sẽ giúp bạn có đủ thông tin để bạn hình thành giải pháp. Điều cần nhấn mạnh ở đây là đủ thông tin, chứ họ không phải là người đưa ra giải pháp cho bạn. Hãy nhớ, tarot chỉ là một phương tin giúp bạn nhìn nhận thông điệp và hoàn cảnh của bản thân. Người hành động và quyết định cuối cùng vẫn chính là bạn. Do đó, đặt được câu hỏi đúng chính là bước đầu tiên quan trọng chi phối đến kết quả đúng đắn hay sai lệch.
Chính vì vai trò quan trọng của việc đặt câu hỏi, trước khi bắt đầu đặt lịch hẹn để xem tarot theo bất cứ hình thức nào, bạn hãy tự hỏi mình những điều sau:
- Tôi muốn biết điều gì từ lá bài?
- Tôi muốn biết điều đó để làm gì?
Và hãy nhớ rằng, đừng bao giờ hỏi chỉ để hỏi, bạn cần phải suy nghĩ theo chiều hướng cải thiện. Và cũng đừng hỏi để kiểm chứng tarot đúng hay sai, điều đó chẳng có ý nghĩa gì với bạn ngoài việc thỏa mãn trí tò mò của cá nhân. Tarot sẽ chỉ giúp bạn khi bạn thực sự cần sự giúp đỡ.
Những người không nên tìm đến Tarot để xem bài
Thật sự tarot không phải là một trò chơi để chúng ta có thể thử thách và thỏa trí tò mò. Đặc biệt, sẽ chẳng có kết quả gì nếu chúng ta không hiểu được những quy tắc cơ bản trong tarot.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Bói bài tarot là gì? Xem tarot có đúng không? Xem tarot đúng trong bao lâu? để nắm được những điểm cốt lõi nhất của bói bài tarot.
Dưới đây sẽ là những kiểu người không nên xem bài tarot
- Còn quá nhỏ tuổi (dưới 18 tuổi)
Thông thường như quan sát, mỗi tarot reader đều có quy định về độ tuổi tối thiểu cho khách hàng của mình (không nói đến trường hợp bất chấp độ tuổi, cứ có khách là nhận để kiếm tiền). Lý do của việc giới hạn độ tuổi tối thiểu bởi nếu còn quá nhỏ, người xem sẽ chưa đủ khả năng lắng nghe, nhìn nhận đủ đa chiều và chín chắn về những thông điệp trao gửi, đồng thời cũng thiếu tinh thần tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của bản thân.
Khi đó việc đưa lời khuyên hoặc thông điệp đến các bạn phải hết sức thận trọng và cân nhắc. Hơn nữa các bạn còn quá trẻ, hãy tận hưởng cuộc sống một cách tự nhiên nhất, để giữ đúng nét hồn nhiên, trong trẻo của độ tuổi mình.
- Những người dễ bị ảnh hưởng tâm lý hoặc quá duy tâm
Các bạn hãy nhắc nhở chính mình rằng, tarot reader cũng chỉ là những con người bình thường như chúng ta, họ không phải thần thánh cao siêu để chúng ta quá suýt xoa hoặc tin tưởng một cách mù quáng. Hãy giao tiếp với họ bằng sự chân thành, chia sẻ. Và đặc biệt, hãy coi tarot là một lời khuyên, đừng tuyệt đối hóa những gì lá bài nói với bạn. Chúng ta phải tự đứng trên chính đôi chân của mình, đừng quá “mê” những điều bên ngoài.
- Những người nghi ngờ mọi thứ, mọi người
Sự nghi ngờ không sai, nhưng bạn đến với tarot để làm gì nếu như ngay từ ban đầu bạn đã không tin tưởng lá bài và người xem bài. Sự lắng nghe trong việc xem bài là điều vô cùng quan trọng, nhưng bạn đã che tai của mình bằng lớp màn của sự nghi ngờ. Thì đó chắc chắn sẽ khiến cho việc xem bài của bạn kém hiệu quả, kém chính xác và không phù hợp với bạn trong hoàn cảnh này.
- Những người quá thụ động và quen phụ thuộc
Tarot không muốn bạn phụ thuộc vào lá bài như một cách cứu cánh cho những tình huống mà chính bạn phải là người đứng ra tự quyết định, tự giải quyết. Để rồi, khi bạn hành động cho kết quả sai với mong muốn, điều đầu tiên bạn mang ra trách cứ đó là người xem bài dở, tarot dở. Điều này chỉ phản ánh tư duy sai lệch của cá nhân, không làm bạn tốt lên mà chỉ khiến con người mãi dậm chân, bước lùi.
Hai yếu tố tạo nên câu hỏi tốt khi xem bài tarot
- Yếu tố 1: Xác định trọng tâm yếu tố cần hỏi/ Chọn từ nghi vấn
Tiếng Anh có mẫu câu hỏi W-H questions tổng hợp đủ các khía cạnh xoay quanh một vấn đề như “What”- cái gì, Which – cái nào, When – khi nào, Who – ai, Why – tại sao, Where – ở đâu, How – như thế nào. Việc bạn xác định được đâu là khía cạnh bạn muốn nhìn nhận nhất sẽ giúp cho câu hỏi của bạn có trọng tâm, cụ thể và từ đó bạn sẽ nhận được đáp án trọng tâm nhất có thể.
Có hai hướng bạn có thể lựa chọn để hỏi:
-
- Thứ nhất, hỏi về toàn cảnh (nếu như bạn muốn nhìn nhận bức tranh lớn, để từ đó vạch định được hướng để hành động cho chính mình)
- Thứ hai, hỏi về những khía cạnh cụ thể như: ưu nhược điểm, nguyên nhân, lý do,..
Ví dụ về một vấn đề nhưng khai thác theo hai hướng hỏi khác nhau:
-
- Tôi muốn so sánh tổng thể công việc của hai công ty A và B (nhìn nhận tổng quát)
- Tôi muốn biết khả năng thăng tiến của bản thân mình trong hai môi trường là công ty A và công ty B, nếu so sánh thì đâu là công ty cho tôi lợi thế hơn (nhìn nhận về 1 khía cạnh: khả năng thăng tiến)
Hãy nhớ, câu hỏi phản ánh một phần tư duy của bản thân người đặt câu hỏi. Hãy đi từ ví dụ câu hỏi thường bắt gặp của những cô gái chưa có người yêu như sau:
-
- Bao giờ tôi có người yêu? (Thể hiện tư duy bị động, ăn sẵn hoặc tin tưởng tình yêu là định mệnh, không cần tìm kiếm, tự đến, hoặc thể hiện người đó hỏi chỉ để hỏi, nghe câu trả lời cũng vậy thôi)
- Trong năm nay, tôi có người yêu hay không? (thể hiện bạn là tuýp người khá duy tâm, cho rằng số phần một phần nào đó được định đoạt sẵn, đặc biệt trong chuyện tình cảm)
- Nhược điểm của tôi là gì mà khiến các mối quan hệ gần đây của tôi đều không đi tới đâu? (Thể hiện bạn là người có trách nhiệm, đang muốn nhìn nhận để cải thiện bản thân tốt hơn để có được mảnh ghép phù hợp)
- Tôi nên tập trung vào những mẫu người như thế nào nếu muốn có một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, lành mạnh? (Thể hiện bạn là người chủ động, biết đặt ra tiêu chí để kén nửa kia của mình)
- Yếu tố 2: Xác định chủ thể
Tiêu chí hai là tiêu chí bạn cần nhớ rằng, câu hỏi của bạn cần phải luôn thực tế. Hãy chắc chắn rằng câu hỏi đó liên quan trực tiếp đến bản thân bạn (nhấn mạnh là trực tiếp. Đừng đặt những câu hỏi không liên quan gì đến bạn chỉ để thỏa mãn tính tò mò của bản thân.
3 kiểu câu hỏi chính nên sử dụng để xem bài tarot chính xác, hiệu quả nhất
Dạng 1: Câu hỏi để xác định vấn đề hoặc phân tích vấn đề
- Nếu như bạn đang ở trong một mớ bòng bong của đủ thứ vấn đề xảy ra xung quanh mình mà bản thân bạn cũng chẳng hiểu đâu là vấn đề mấu chốt nhất, Hãy đặt câu hỏi để XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ và PHÂN TÍCH SÂU HƠN các khía cạnh của vấn đề dựa vào câu trả lời của lá bài.
Cấu trúc: Lĩnh vực bạn quan tâm + Chủ thể (thường là chính bạn)+
Ví dụ:
- Việc học tập của em đang bị sa sút, em đang muốn xác định vấn đề nằm ở đâu? (Lĩnh vực: học tập, chủ thể: em)
- Tôi đang cảm thấy mất phương hướng trong sự nghiệp, định hướng tiếp theo mà tôi nên theo đuổi sẽ có đặc điểm như thế nào?
(Lĩnh vực quan tâm: định hướng sự nghiệp, chủ thể: tôi)
Dạng 2: Câu hỏi để giải quyết vấn đề
Khi bạn đã hiểu được vấn đề khúc mắc mấu chốt của bản thân mình, bạn hãy đặt ra câu hỏi để hướng mình đến các phương án giải quyết tối ưu nhất.
Cấu trúc: Khía cạnh của vấn đề + Chủ thể
Ví dụ:
Em nên làm gì để không bị chuyện gia đình ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập nữa
(Khía cạnh: nên làm gì – hành động, chủ thể: em)
Chỉ cho tôi ưu và nhược điểm cá nhân nếu tôi chọn theo định hướng ABC
(Khía cạnh: ưu và nhược điểm, chủ thể: tôi)
Dạng 3: Câu hỏi lựa chọn
Hãy đặt ra câu hỏi lựa chọn khi bạn đang đứng trước sự phân vân giữa hai quyết định song song đồng thời. Nếu chúng không phải song song, thì hãy đặt hai câu hỏi riêng rẽ theo 2 kiểu câu hỏi đã nêu trên.
Ví dụ:
- Tôi muốn so sánh để lựa chọn công việc A và công việc B, cả hai công việc đều đưa cho tôi những offer như nhau.
( Đây là lựa chọn song song, hai lựa chọn giống nhau, đồng thời cùng xuất hiện)
- Tôi muốn suy nghĩ xem nên tiếp tục ở công ty A mà tôi vẫn đang làm hay nghỉ A để bắt đầu làm ở công ty B
(Đây là hai lựa chọn khác nhau, 1 cũ q mới)
=> Nên đặt 1 câu hỏi với 1 chủ thể (hoặc A hoặc B) như “Tôi muốn biết được khả năng thăng tiến của tôi ở công ty B, tôi cần biết điều đó để có thể phát triển bản thân nhanh hơn”.
4 dạng câu hỏi không nên đặt ra khi đi xem bài tarot
Dạng 1: Câu hỏi Yes/ No
Những câu hỏi mà câu trả lời là Có/ Không này cũng đem lại giá trị thông tin, nhưng đương nhiên nó không giúp bạn nhiều trong việc nhìn nhận vấn đề và phân tích hướng giải quyết như 3 mẫu câu hỏi bên trên.
Đặc biệt những câu hỏi Có/ Không này lá bài sẽ không thể trả lời thay bạn đâu, bạn mới là người định hướng và trả lời cho chính mình. Dù là bài nêu Có, nhưng bản chất bên trong bạn lại nói Không, thì cũng là điều vô ích. Thay vào đó, hãy nhờ lá bài cho bạn hiểu sâu hơn vấn đề và từ đó, bạn sẽ có câu trả lời Co/ Không cho chính mình dựa trên sự thấu hiểu xác đáng nhất.
Dạng 2: Câu hỏi không thực tế
Tức trong câu hỏi có vế giả tưởng, giả định của bạn mà không bắt nguồn từ thực tế.
Ví dụ: Tôi muốn biết công ty đó đánh giá tôi như thế nào? (Thực tế bạn còn chưa gặp công ty đó để họ có đánh giá bạn)
Dạng 3: Câu hỏi ám ảnh tâm lý
Đừng hỏi những câu mà kết quả dù là thế nào cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bạn.
Ví dụ:
- Tương lai tôi có giàu không?
Thứ nhất, tương lai là một khoảng thời gian không xác định cụ thể nên dễ dẫn đến câu trả lời mơ hồ, thứ hai, nếu người xem bài trả lời có, bạn sẽ rất vui nhưng bạn lại có tâm lý lười nhác, ỷ lại và không có sự cố gắng. Ngược lại, nếu trả lời không, bạn có tâm trạng như thế nào sau khi nghe câu trả lời này? Vậy bạn hỏi để làm gì?
Dạng 4: Câu hỏi vô ích
Dạng câu hỏi này được đặt ra chủ yếu để thỏa mãn trí tò mò của bạn thay vì để giải quyết hoặc giúp bạn điều gì đó trong cuộc sống. Vì vậy đừng nên đặt câu hỏi khi không biết mình hỏi vì điều gì bạn nhé!
Tôi là Hương Giang chuyên gia thần số học tôi có 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và học tập về bộ mộ thần số học. Tôi có khả năng học hỏi tốt, có vốn kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ về mọi lĩnh vực. Đồng thời, khả năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số thần số học nếu bạn quan tâm tới thần số học hay muốn nghiên cứu hãy inbox cho tôi tại website Công Decor nhé !
Bài viết liên quan
Mặt vuông là gì? Kiểu kính và kiểu tóc phù hợp nhất với dáng mặt vuông
Dáng mặt vuông là một dáng khuôn mặt khá phổ biến ở người Việt Nam [...]
Th9
Lá The Chariot nói lên thông điệp gì?
Lá The Chariot nói về điều gì trong công việcTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th9
Giải mã ý nghĩa lá bài The Tower trong tarot
Giải mã ý nghĩa lá bài The Tower trong tarotTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th9
Top 5 lưu ý xem bài tarot bạn cần nắm trước
Top 5 lưu ý xem bài tarot bạn cần nắm trước hướng dẫn xem bài [...]
Th9
Những điều cấm kỵ trong Tarot – Tuyệt đối cần tránh
Những điều cấm kỵ trong Tarot cần tuyệt đối tránhTóm tắt nội dung bài viết1 [...]
Th9
Khám phá ý nghĩa bộ ẩn chính tarot (Phần 2)
Khám phá ý nghĩa bộ ẩn chính tarot (Phần 2) bói bài tarotTóm tắt nội [...]
Th9